Chùm ảnh: Ấn tượng Lễ Kra cơ maar của người Xơ Đăng
Lễ Kra cơ maar (Cầu an) của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở làng Rờ Kơi (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) được tổ chức để cầu xin thần linh (Yàng) mang lại may mắn, khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu; đồng thời xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng. Đây là dịp các thành viên trong cộng đồng đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, xóa bỏ hiềm khích, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu
Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Chùm ảnh: Độc đáo Lễ hội Cha Kchiah
Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.
Văn hóa ẩm thực của đồng bào DTTS tại chỗ
Trong 7 DTTS tại chỗ, mỗi dân tộc đều có phương thức chế biến các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có điểm chung là đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, xoong, nồi, chảo, lá chuối, bếp than củi để tạo ra món ăn dân dã, độc đáo, giàu bản sắc.
Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na
Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.
Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi
Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.
Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng
Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.
Đặc sắc ẩm thực của đồng bào các DTTS ở Đăk Hà
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực đồng bào DTTS Tây Nguyên, Nghệ sĩ ưu tú A Đủ chia sẻ: Với người Ba Na, các món ẩm thực như đọt mây trộn lá môn, thịt chuột nấu lá mì, lá sung cuốn kiến chua rang khô, trứng kiến nấu lá rừng, cơm lam... được dùng trong các dịp lễ hội trọng đại của dân làng.
Nhà Rông của người Ba Na (BaHnar) ở Kon Tum
Nhà Rông là loại kiến trúc đặc trưng của người Tây Nguyên. Thông thường mỗi buôn làng sẽ có một nhà Rông riêng, được ví là “trái tim” của buôn làng, đây là nơi tụ họp, sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các nghi lễ quan trọng của làng. Ngày nay nhà Rông cũng trở thành điểm thu hút du khách đến tham quan, du lịch.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dựa vào cộng đồng
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, thời gian qua, Sở VH-TT&DL tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự tham gia của cộng đồng dân cư.
A Yăo- Nghệ nhân đa tài
Đến làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), không khó để hỏi thăm đường đến nhà nghệ nhân A Yăo (60 tuổi). Ông là người có khả năng chơi và sáng chế được nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, ông còn nổi tiếng là một người đan lát giỏi và tâm huyết với việc truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Ngọc Hồi: Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng
Huyện Ngọc Hồi hiện có 17 dân tộc anh em sinh sống; trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng. Chính sự hội tụ này đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa, đặc biệt là di sản “văn hóa cồng chiêng”.
Nữ nghệ nhân đam mê văn hóa truyền thống
Bằng tình yêu với văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na, nhiều năm qua, nghệ nhân Y Trech (57 tuổi) ở làng Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) vẫn say mê học hỏi và nghiên cứu thêm những giá trị văn hóa dân gian để làm giàu cho vốn hiểu biết của mình. Ngoài sở trường hát dân ca, bà Y Trech còn dệt được thổ cẩm và hiểu biết nhiều kiến thức văn hóa truyền thống.
Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
Với những người tạc tượng gỗ dân gian ở làng Kon Du, cái hồn nằm trong mỗi pho tượng được thể hiện qua hình dáng cơ thể và khuôn mặt. Khuôn mặt, đôi mắt, chân mày, gò má, đôi tai, cái mũi, tất cả phải giống với người lúc còn sống. Tướng mạo họ thế nào, họ sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất ra sao, người tạc tượng phải dùng trí nhớ của mình để tạc lại thật chính xác lên pho tượng.
Ấn tượng nhà rông của người Giẻ Triêng
Là biểu tượng sức mạnh và tâm linh của dân làng, nên từ xưa, nhà rông của người Giẻ Triêng đã được dựng lên bằng tất cả sức lực, tâm huyết của cả cộng đồng. Để đáp ứng yêu cầu như là một pháo đài kiên cố bảo vệ dân làng, nhà rông đã được tính toán kỹ lưỡng.
“ Thổi hồn cho văn hóa dệt thổ cẩm truyền thống Tây Nguyên ”
Tây Nguyên là vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa, bản sắc riêng. Trang phục thổ cẩm của người Tây Nguyên là một thành tố góp phần làm nên bản sắc ấy.
Bầu, bí trong đời sống đồng bào Tây Nguyên
Quả bầu khô là sản vật hữu dụng làm nên nét đặc sắc của văn hóa tộc người. Ngoài việc được dùng để lấy và chứa nước, quả bầu khô còn là công cụ tiện dụng nhất đối với mỗi gia đình
Kiêng kỵ trong khai thác thiên nhiên của người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông
Hiện nay, trong đời sống của người Xơ Teng - một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi phẩm chủ yếu từ thiên nhiên vẫn được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, họ không được tự ý khai thác một cách bừa bãi mà phải tuân theo những điều cấm đã được quy ước trong cộng đồng.