Chúng con kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của NgườiChúng con kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của Người

Nhà Rông của người Ba Na (BaHnar) ở Kon Tum


Ngày đăng: 24-02-2022

Nhà Rông là loại kiến trúc đặc trưng của người Tây Nguyên. Thông thường mỗi buôn làng sẽ có một nhà Rông riêng, được ví là “trái tim” của  buôn làng, đây là nơi tụ họp, sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các nghi lễ quan trọng của làng. Ngày nay nhà Rông cũng trở thành điểm thu hút du khách đến tham quan, du lịch.

Đặc điểm ấn tượng của nhà Rông là mái cao, nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ, có những ngôi nhà cao đến 18m.

Những người đàn ông đang hoàn thiện công trình

Nhà Rông là một công trình có kiến trúc vững chãi, được xây dựng từ những vật liệu thiên nhiên như: gỗ, tre, cỏ tranh, lồ ô, sợi mây. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên lại có nét kiến trúc và trang trí hoa văn khác nhau, nhìn vào ta có thể phân biệt được nhà Rông của dân tộc nào.

Để xây dựng và giữ gìn được ngôi nhà Rông cần sự chung sức, chung lòng của cả buôn làng. Thông thường sau khi xây dựng xong khoảng 7 đến 10 năm, người dân sẽ tiến hành thay mái tranh cũ bằng tranh mới.

Một du khách Pháp bén duyên cùng cô gái Ba Na, trở thành con của làng

Sau khi hoàn thành, dân làng sẽ thực hiện nghi lễ cúng “Mừng nhà rông mới”. Trong lễ “Mừng nhà rông mới” này “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” mà UNESCO công nhận lại hiện lên một cách rõ nét sinh động!

Tấm phên lớn phủ mái nhà Rông

Một nhà rông mới uy nghi sừng sững cao vút giữa mây trời, ngôi làng Kon Kơ Tu xã Đăk R’Va thành phố Kon Tum, bên dòng Đak Bla hiền hòa chảy ngược lại rộn ràng trong tiếng cồng tiếng chiêng ăn mừng nhà rông mới.

Lễ vật là một con trâu đực béo (K’pô bek); một con heo hết lớn (Nhung bek) cùng hơn 150 ghè rượu cần và rau ừng.

   “Trong vô số bài cồng chiêng của ngươì  Ba Na thì “Joar– được xem là bài cồng chiêng linh thiêng, là tiếng nói của đồng bào dâng lên các Yang, thông qua bài chiêng này các lễ vật dùng trong cúng Yang “Mừng nhà rông mới” như được hoá kiếp, kết thúc bài Joar, vật cúng –đặc biệt là con trâu trở thành lễ vật linh thiêng dâng, tế lên các Yang (thần linh). Đầu trâu sẽ được đặt tại một nơi cao và trang trọng nhất trong nhà Rông. Trâu càng to, sừng càng dài thể hiện sự giàu có, tấm lòng chân thành của dân làng cúng dâng để tỏ lòng thành đối với các Yang, Ông bà tổ tiên” Tâm Siu chia sẻ.

Joar-Bài cồng chiêng linh thiêng

Kết thúc lễ “Mừng nhà rông mới” tất cả già trẻ, trai gái trong làng lại bắt đầu cuộc mưu sinh. Trẻ nhỏ lại đến trường, các ông các mẹ thì lên nương làm rẫy là những công việc thường nhật… nhưng trong lòng họ chất chứa niềm vui hân hoan mà ta không thể hiểu hết được. Họ tin và hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với cả cộng đồng./.

Bài và ảnh: Bùi Trọng

 

 

 

VĂN HÓA LIÊN QUAN

Chùm ảnh: Ấn tượng Lễ Kra cơ maar của người Xơ Đăng

Lễ Kra cơ maar (Cầu an) của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở làng Rờ Kơi (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) được tổ chức để cầu xin thần linh (Yàng) mang lại may mắn, khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu; đồng thời xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng. Đây là dịp các thành viên trong cộng đồng đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, xóa bỏ hiềm khích, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Chùm ảnh: Độc đáo Lễ hội Cha Kchiah

Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.

Văn hóa ẩm thực của đồng bào DTTS tại chỗ

Trong 7 DTTS tại chỗ, mỗi dân tộc đều có phương thức chế biến các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có điểm chung là đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, xoong, nồi, chảo, lá chuối, bếp than củi để tạo ra món ăn dân dã, độc đáo, giàu bản sắc.