Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Ngọc Hồi: Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng


Ngày đăng: 09-09-2021

Huyện Ngọc Hồi hiện có 17 dân tộc anh em sinh sống; trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng. Chính sự hội tụ này đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa, đặc biệt là di sản “văn hóa cồng chiêng”.

Để thực hiện có hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng trên địa bàn, thời gian qua, Huyện ủy - UBND huyện Ngọc Hồi đã chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện xây dựng, trình HĐND-UBND huyện ban hành các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này; cụ thể như: Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 15/1/2017 về việc triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 496/KH-UBND ngày 18/3/2020 về tiếp tục thực hiện Chương trình số 76-CTr/TU, ngày 17-10-2014 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Đề án bảo tồn, phát huy không gian văn hóa làng truyền thống các DTTS huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2020-2025...

Trong 5 năm (từ 2016-2020), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Ngọc Hồi đã cấp 5 bộ cồng chiêng cho 4 thôn và 1 trường học; huy động nguồn tài trợ của doanh nghiệp tặng 1 bộ cồng chiêng cho thôn Ke Joi- xã Đăk Xú; nhân dân thôn Nông Kon - xã Đăk Dục tự đóng góp mua mới 1 bộ cồng chiêng. Tính đến nay, toàn huyện có 47 bộ cồng chiêng (trong đó 25 bộ cồng chiêng của cá nhân, 22 bộ của tập thể), còn 17 thôn chưa có cồng chiêng. Năm 2021, UBND huyện cấp 200 triệu đồng để hỗ trợ cồng chiêng cho một số thôn, làng.

Nghệ nhân dân tộc Brâu biễu diễn chiêng Tha. Ảnh: Q.Đ

Trong số các loại cồng chiêng, chiêng Tha của dân tộc Brâu ở xã Pờ Y là một trong những loại chiêng quý và cổ nhất ở Tây Nguyên. Một bộ gồm hai chiếc (chiêng vợ - chiêng chồng) nhưng có giá trị tương đương với giá trị từ 10 đến 15 con trâu. Người Brâu coi chiêng Tha là chiêng thiêng. Theo thống kê, người Brâu hiện còn lưu giữ 12 bộ chiêng Tha.

Ông Kiều Quốc Tường - Trưởng phòng VHTT huyện Ngọc Hồi cho biết: Điểm sáng đáng chú ý trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên tại huyện Ngọc Hồi trong thời gian qua là ngành VHTT huyện đã tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống, tiêu biểu của các DTTS tại chỗ như Lễ hội mừng lúa mới của 3 dân tộc Brâu, Giẻ Triêng, Xơ Đăng; Lễ hội ChaKchia của người Giẻ Triêng. Đồng thời, tổ chức 7 lớp truyền dạy cồng chiêng - xoang tại 5 xã, thị trấn với 240 học viên tham gia; tổ chức 5 sự kiện giao lưu văn hóa cồng chiêng tại huyện.

Hàng năm, Phòng VHTT, Trung tâm VHTTDL&TT, UBND các xã, thị trấn lựa chọn các đội nghệ nhân tiêu biểu, hướng dẫn tập luyện, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để các đoàn nghệ nhân tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh và khu vực. Các hoạt động tham gia chủ yếu giao lưu, giới thiệu, quảng bá và trình diễn các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các DTTS huyện Ngọc Hồi đến với bạn bè trên mọi miền Tổ quốc.

Đến nay, hầu hết các thôn đồng bào DTTS tại chỗ huyện Ngọc Hồi đều có đội nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng, hiện có 38 đội nghệ nhân/8 xã, thị trấn. Nhằm vinh danh những nghệ nhân có đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, huyện đã lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”,  “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân và được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” cho 4  nghệ nhân (3 nghệ nhân xã Đăk Dục, 1 nghệ nhân xã Pờ Y),  tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 2  nghệ nhân (1 nghệ nhân xã Đăk Dục, 1 nghệ nhân xã Pờ Y).    

Nhà rông là thiết chế không thể thiếu trong đời sinh hoạt cộng đồng DTTS, đặc biệt là nơi để thể hiện Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Ngọc Hồi quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhân dân xây dựng, sửa chữa nhà rông. Đến nay, toàn huyện có 35 nhà rông/38 thôn đồng bào DTTS tại chỗ; trong đó có 12 nhà rông sử dụng hoàn toàn vật liệu truyền thống, 23 nhà rông có sử dụng vật liệu hiện đại (mái tôn, trụ bê tông cốt thép).

Quang Định

Nguồn: Báo Kon Tum online

 

 

 

 

 

 

VĂN HÓA LIÊN QUAN

Chùm ảnh: Độc đáo Lễ hội Cha Kchiah

Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.

Văn hóa ẩm thực của đồng bào DTTS tại chỗ

Trong 7 DTTS tại chỗ, mỗi dân tộc đều có phương thức chế biến các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có điểm chung là đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, xoong, nồi, chảo, lá chuối, bếp than củi để tạo ra món ăn dân dã, độc đáo, giàu bản sắc.

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.