Kỷ niệm 79 năm quốc khánhKỷ niệm 79 năm quốc khánh
Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Lễ hội mừng năm mới của người Xơ Đăng


Ngày đăng: 18-02-2021

Mỗi DTTS bản địa trên địa bàn tỉnh có những nét văn hóa, các lễ hội mang bản sắc riêng. Trong những lễ hội ấy, tôi đặc biệt ấn tượng với lễ mừng năm mới của nhánh người Tơ Đrá và người Xơ Teng (dân tộc Xơ Đăng). Nghi lễ mừng năm mới của 2 nhánh này có những nét đặc sắc riêng so với các dân tộc khác.

Lễ hội Mơhnê Xơ Hunăm Nea của người Tơ Đrá

Để các nghi lễ diễn ra suôn sẻ trong Lễ mừng năm mới (người Tơ Đrá gọi là Mơhnê Xơ Hunăm Nea), trước khoảng một tuần, già làng và thôn trưởng triệu tập các chủ hộ tới nhà rông để bàn về thời gian, cách thức và phân công nhiệm vụ tổ chức Lễ mừng năm mới trong cộng đồng dân làng.

Ông A Biên (làng Đăk Viên, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) chia sẻ, các gia đình phân công mỗi người đảm nhiệm các công việc chuẩn bị vật chất cho ngày lễ. Đàn bà lo ủ rượu cần, lấy củi, hái rau rừng, chặt ống nứa đựng rượu, gùi nước, dọn dẹp nhà cửa, giã gạo nếp, gạo tẻ để đủ dùng trong mấy ngày Tết. Đàn ông đi rừng săn bắt các loại thú rừng như chim, chuột, cá…; đến các làng lân cận mời anh em, bạn bè thân thuộc. Các thanh nữ miệt mài bên khung dệt để sớm hoàn thành bộ váy áo mới. Người già chăm chút, giặt giũ bộ trang phục truyền thống...

Già làng cử đàn ông, thanh niên vào rừng chặt lồ ô, nứa để sửa chữa nhà rông và trang trí làm cột buộc rượu, quét dọn đường làng ngõ xóm. Mỗi người mỗi tâm trạng chuẩn bị cho ngày lễ, khiến cho không khí trong làng càng thêm náo nức, rộn ràng. Khi tất cả mọi gia đình trong làng đã chuẩn bị đầy đủ thì cũng là lúc Lễ mừng năm mới được thực hiện.

Các nghệ nhân người Xơ Đăng (Đăk Tô) biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: Thế Binh

Buổi sáng ngày đầu tiên năm mới, tất cả các bếp của các gia đình trong làng nhất loạt nổi lửa mổ heo, dê, gà làm lễ vật dâng cúng thần linh. Chủ nhà bưng một ghè rượu ngon buộc vào cột chính giữa nhà để cúng thần, sau đó đem những phần thịt ngon nhất của con vật hiến tế như thịt đùi, gan, tim, thận…, mỗi thứ một ít, chia làm 2 phần bỏ vào máng được chẻ đôi từ ống lồ ô.Các n

Ngoài rượu ghè, cơm lam được nướng chín trong các ống nứa, các món thịt rừng cũng được đặt vào máng lồ ô riêng để cúng. Ông A Nhiêu (làng Kon Trang, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) cho biết, trước đây, lễ vật dâng cúng Giàng thường là thịt các loài vật được đánh bắt từ thiên nhiên. Ngày nay, do động vật hoang dã cạn kiệt, nên trong các dịp lễ này bà con sử dụng các loài động vật từ chăn nuôi. Tất cả các món này được bày cạnh ghè rượu để cúng.

Sau khi bày xong lễ vật cúng tế, mọi thành viên trong gia đình ngồi quay mặt về hướng đông, nơi đặt lễ vật cúng thần linh. Chủ nhà dùng ngón trỏ của bàn tay phải chấm rượu cúng trong ghè rượu rồi chấm lên trán của mình, sau đó đặt ngón tay lên miệng ghè rượu rồi đọc lời khấn, đại ý: “Ơi Giàng, hôm nay gia đình chúng tôi và dân làng tổ chức Lễ mừng năm mới để tạ ơn Giàng và Thần lúa đã cho mùa màng bội thu. Xin mời các Thần đến ăn cơm mới, ăn thịt, uống rượu cùng gia đình chúng tôi, rồi phù hộ cho gia đình chúng tôi và dân làng sang năm mới mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, mùa màng tốt tươi, không bị chim, chuột, sâu bọ phá hoại và bội thu hơn năm cũ…”.

Trong dịp này, chỉ cần có khách lạ đến làng thì được dân làng đón tiếp rất tận tình, chu đáo dù trước đây chưa hề gặp mặt nhau. Cuộc vui cứ thế kéo dài xuyên đêm với những cuộc chuyện trò, múa hát bên men rượu ghè và ngọn lửa bập bùng ngay trước sân nhà rông của làng.

 Sáng hôm sau, chủ nhà bưng một ghè rượu mới, giết gà, dê, heo… nấu cơm mời khách và con cháu ở xa về nhà mình cùng ăn uống nói chuyện. Trong dịp này, các gia đình có thể tổ chức làm lễ cà răng cho con cái của họ khi đã đến tuổi trưởng thành (khoảng 16-17 tuổi); tổ chức mai mối hoặc cưới xin cho con cái của họ khi đã trưởng thành. Cuối ngày, những người khách, bà con gần xa chia tay gia chủ để trở về nhà.

Trước khi tiễn khách, gia chủ tặng mỗi người một nắm xôi, thức ăn được gói trong lá chuối để họ ăn dọc đường hoặc mang về làm quà cho gia đình. Đêm đến, mọi người lại tập trung tại nhà rông để đánh cồng chiêng, múa xoang, hát giao duyên. Nhiều đôi nam nữ bén duyên nhau cũng từ dịp lễ này.

Lễ hội On Rô Pơ Rông của người Xơ Teng

Lễ mừng năm mới của người Xơ Đăng nhóm Xơ Teng có tên gọi là Lễ hội On Rô Pơ Rông, hay còn gọi là Hội uống rượu mừng năm mới. Theo quan niệm của người Xơ Teng thì đây là thời khắc linh thiêng nhất của năm mới. Lễ hội mừng năm mới On Rô Pơ Rông là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Xơ Teng với mong muốn xoá tan những dấu ấn không tốt đẹp của năm cũ, chào đón một năm mới tốt lành hơn, may mắn hơn.

Bà Y Liên (làng Đăk Rao, xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) cho hay, vào những ngày cuối năm cũ, đàn ông trong làng vào rừng săn bắn, bẫy chim, chuột và các loại thú rừng khác để chuẩn bị ăn Tết. Sáng ngày mồng một Tết, tất cả mọi gia đình trong làng đều thổi cơm lam gạo nếp. Các gia đình quây quần bên bữa ăn đầu năm để chúc mừng năm mới.

Sau thủ tục khấn Giàng, nam thanh nữ tú mặc những bộ trang phục đẹp nhất với những loại trang sức truyền thống, con trai mang túi đeo vai, gái mang gùi to cùng tụ họp về nhà rông để đón mừng năm mới. Sau khi trai gái trong làng tụ họp đông đủ, họ nhanh chóng thành lập một đoàn và lần lượt đi chúc mừng sức khoẻ tất cả các hộ gia đình trong làng.

Khi đến từng gia đình, sau những lời chúc tụng, chủ nhà tặng quà cho mọi người, giống như tục lì xì, mừng tuổi của người Kinh. Quà tặng thường là một ghè rượu, ít thịt chim, chuột, vài ống cơm lam. Người Xơ Teng quan niệm tục tặng quà năm mới thể hiện sự sung túc, giàu có của mỗi gia đình và một điều có tính bắt buộc là dù ít hay nhiều, mỗi gia đình đều phải có quà để tặng cho đoàn chúc Tết.

Sau khi thăm hỏi, chúc mừng và nhận quà tặng đầu năm, đoàn trai gái mang quà tặng của các gia đình về lại nhà rông tổ chức ăn uống, múa hát, sau đó, tỏa về các gia đình trong làng chúc mừng. Tại các gia đình, họ cũng tổ chức uống rượu, múa hát, đánh cồng chiêng, hát múa cho quên đi những ngày lao động mệt nhọc. Mọi người vừa uống rượu, vừa nhảy múa xung quanh bếp lửa, vừa tung vãi cơm xôi, reo hò, đánh cồng chiêng, hát những bài hát dân ca, cầu mong mùa màng sẽ tốt tươi hơn, để cho lương thực sẽ thừa thãi, tha hồ vung vãi như hôm nay. Cuộc vui cứ thế kéo dài cho đến đêm mới kết thúc.

Lễ hội On Rô Pơ Rông của người Xơ Teng hay Lễ hội Mơhnê Xơ Hunăm Nea của người Tơ Đrá là một nét đẹp trong kho tàng văn hoá cổ truyền của dân tộc Xơ Đăng. Đây là một lễ hội cộng đồng nhằm thoả mãn nhu cầu gặp gỡ, giao lưu, chúc mừng nhau giữa các thành viên trong cộng đồng qua một năm lao động mệt nhọc. Các lễ hội có những nét cơ bản giống như phong tục ăn Tết Nguyên đán của người Kinh (đến đền, chùa để cầu may, cầu phúc) thì người Xơ Teng và người Tơ Đrá lại tụ hội về nhà rông để vui chơi nhảy múa, cầu mong cho năm mới những điều tốt lành hơn, may mắn hơn.

 Xuân Tân Sửu  đã cận kề, trời đất, núi rừng Kon Tum đang vào xuân. Ở các thôn làng của người Xơ Đăng đâu đâu cũng rộn ràng không khí của các lễ hội dân gian truyền thống mừng năm mới với sắc màu rực rỡ của hoa pơ lang và tiếng cồng chiêng trầm hùng giữa đại ngàn mênh mông .

Cao Cường

Nguồn: Báo Kon Tum online

VĂN HÓA LIÊN QUAN

Chùm ảnh: Ấn tượng Lễ Kra cơ maar của người Xơ Đăng

Lễ Kra cơ maar (Cầu an) của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở làng Rờ Kơi (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy) được tổ chức để cầu xin thần linh (Yàng) mang lại may mắn, khỏe mạnh, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu; đồng thời xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng. Đây là dịp các thành viên trong cộng đồng đoàn tụ, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, xóa bỏ hiềm khích, góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của bà con về một mùa vụ bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Chùm ảnh: Độc đáo Lễ hội Cha Kchiah

Cha Kchiah (còn gọi là Lễ hội ăn than) là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc của người Giẻ - Triêng. Cha Kchiah được cộng đồng làng tổ chức ăn mừng sau mùa thu hoạch, để tạ ơn thần và cũng là dịp chuẩn bị các dụng cụ lao động sản xuất để bước vào vụ mùa sản xuất mới.

Văn hóa ẩm thực của đồng bào DTTS tại chỗ

Trong 7 DTTS tại chỗ, mỗi dân tộc đều có phương thức chế biến các món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có điểm chung là đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, xoong, nồi, chảo, lá chuối, bếp than củi để tạo ra món ăn dân dã, độc đáo, giàu bản sắc.