Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Xuân về thay áo mới cho Nhà Rông làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu


Ngày đăng: 17-01-2022

Bảo tồn, gìn giữ được nhà Rông chính là “giữ gìn trái tim" của ngôi làng. Nhà rông là “không gian văn hóa” tâm linh quan trọng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cả cộng đồng.

 

Nhà Rông Tây Nguyên là di sản văn hóa gắn liền với lịch sử cư trú lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đối với đồng bào người Ba Na làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa nói riêng.

Bảo tồn, gìn giữ được nhà Rông chính là “giữ gìn trái tim" của ngôi làng. Nhà rông là “không gian văn hóa” tâm linh quan trọng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cả cộng đồng.

 

 

“Nhà Rông Kon Kơ Tu năm 2017-Trái tim của làng” Ảnh: Tâm Siu.

Để gìn giữ một phần nét văn hóa truyền thống lâu đời của cộng đồng Ba Na, cũng như chuẩn bị chào đón tết Tết Nguyên đán xuân Nhâm Dần năm 2022 với hy vọng một năm mới sung túc, may mắn hơn, trọn vẹn hơn.

Những ngày qua, tại làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa thành phố Kon Tum, bà con Ba Na nơi đây đang tất bật chung tay tu sửa lại nhà Rông sau khi thấy nhà Rông cũ đã xuống cấp và hư hỏng nặng.

 

“Công tác chuẩn bị sửa chữa nhà Rông là việc lớn của cả cộng đồng làng”Ảnh: TT

Đối với các buôn làng dân tộc người Ba Na ở Kon Tum, nhà Rông là hồn cốt dân tộc, là văn hóa mà ông bà xưa để lại từ hàng ngàn đời nay. Do đó, dân làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu luôn tìm mọi cách để giữ gìn vốn quý giá ấy. Thời gian qua, nhà Rông của làng đã xuống cấp, hư mục phần nào như: mái tranh, phên vách, khung mái,...

Chính vì vậy, già làng A Ben đã quyết định họp bàn với những người có uy tín trong làng với sự thống nhất, đồng lòng và đoàn kết để kêu gọi mọi người dân trong làng sửa chữa lại mái nhà Rông, phân công cho từng hộ dân góp công sức,đi tìm vật liệu trong rừng để bắt đầu tiến hành cho việc sửa chữa.

“Chung tay- thay áo mới cho nhà Rông”Ảnh: TT

Dưới ánh nắng chói chang, già làng A Ben xông xáo, là người chỉ đạo chính cho việc tu sửa trong niềm vui mừng và phấn khởi :“Việc sửa lại mái nhà Rông vô cùng nặng nhọc và vất vả nên già phải là người trực tiếp giám sát, chỉ huy dân làng để đảm bảo được hiệu quả theo nét truyền thống của ông cha truyền lại, không lơ là được, nhà ai không ra góp công, góp sức đều sẽ bị làng phạt”- già làng A Ben chia sẻ.

 

  “Thách thức dưới cái nắng oi ả, dân làng vẫn miệt mài phần việc được phân công”Ảnh: TT

Toàn bộ nguyên liệu làm mái nhà Rông từ gỗ, tre, mái tranh, nứa, lồ ô,… đều được dân làng tự nguyện đóng góp, tự đi vào rừng để chặt từng cây kéo về, tích cực chung tay chung sức đồng lòng sửa chữa, duy tu.

Đàn ông trong làng chặt tre, nứa, vót mây, trèo lên mái, cột “dây giằng” cây chéo để lợp mái…, phụ nữ phụ giúp cơm nước và cùng dọn dẹp sau khi tu sửa xong. Điều này đã tạo nên sự kết nối cộng đồng sâu sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số tại làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa từ bao đời nay.

Anh A Đưn – thôn trưởng làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu cho biết: “Tất cả bà con trong làng đều tranh thủ gác lại việc nương rẫy của gia đình để tập trung thực hiện việc sửa chửa nhà Rông của làng. Việc đầu tiên cần tiến hành là cho tháo dỡ phần mái, gác mái, đóng khung, thay thế một số cây bị hư mục, mối mọt để đặt đà, đợi cho cỏ tranh được phơi khô là sẽ tiến hành lợp mái. Dự kiến việc sửa chữa sẽ cố gắng hoàn thành xong sớm để đón kịp Tết âm lịch”. 

Trước thực trạng, nhà Rông đang dần bị bê tông hóa như hiện nay, dẫn đến biểu tượng “Trái tim” của đại ngàn không còn giữ được giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vốn có, thì nhà Rông ở làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa như một điểm sáng, là điểm nhấn khẳng định đây là nơi bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát huy.

Nhà Rông các dân tộc Tây Nguyên là một phần của “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Hy vọng, các thế hệ trẻ mai sau vẫn tích cực gìn giữ, bảo tồn hồn cốt dân tộc trên mảnh đất đại ngàn này.

Với làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu khi Nhà Rông được thay áo mới cũng là niềm hy vọng mới của dân làng được thắp lên, họ tin tưởng vào một sự khởi sắc mới sẽ đến với cả cộng đồng làng Kon Kơ Tu nói riêng và du lịch Kon Tum chung nhanh chóng được phục hồi trở lại. Nhà Rông Kon Kơ Tu sẽ là điểm đến an toàn, thân thiện cho du khách ghé thăm và check in trải nghiệm./.

Thiên Trang

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.