Kỷ niệm 79 năm quốc khánhKỷ niệm 79 năm quốc khánh
Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Việt Nam phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo nhằm thu hút khách du lịch


Ngày đăng: 17-06-2024

(TITC) - Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, bên cạnh các dòng sản phẩm du lịch truyền thống chủ đạo, Việt Nam sẽ phát triển thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, độc đáo đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Lặn ngắm san hô biển Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

 

Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung phát triển các dòng sản phẩm chính như du lịch biển, đảo; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; du lịch đô thị; du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao và các sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng khác như du lịch MICE, du lịch giáo dục, du lịch du thuyền và du lịch làm đẹp.

Đặc biệt, tập trung khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế như Vinpearl Hòn Tằm, Vinpearl Nam Hội An, Amanoi Ninh Thuận, “Thiên đường nghỉ dưỡng” phía Nam đảo Phú Quốc,...

Chuyến tàu di sản Huế - Đà Nẵng (Photo: VNR)

Phát huy các giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực như Chuyến tàu di sản Huế - Đà Nẵng, tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội", kết nối 3 huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Con đường di sản miền Trung,...; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa.

Du khách quốc tế đạp xe khám phá thiên nhiên Ninh Bình (Ảnh: Sưu tầm)

 

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên các lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển như Khu bảo tồn Làng nhà sàn Dân tộc Sinh thái Thái Hải, Làng Tân Hóa - Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2023, tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã vào ban đêm tại Vườn quốc gia Cúc Phương,...; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông hồ.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các 5 đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm như Tour đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long”, Tour “Đêm Thiêng Liêng” tại Di tích Nhà Tù Hỏa Lò, các tuyến xe buýt city tour Hop on - Hop off…

Đà Nẵng (Ảnh: Sưu tầm)

Phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp.

Du khách quốc tế trải nghiệp du lịch nông nghiệp tại Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng

Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam - Đăng ngày 15/06/2024

TIN TỨC LIÊN QUAN

KON TUM THAM GIA HỘI CHỢ DU LỊCH QUỐC TẾ ITE HCMC 2024

Sáng ngày 5.9 tại TP.HCM, Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 18 (ITE HCMC 2024) đã chính thức khai mạc với chủ đề “Du lịch bền vững - Kiến tạo tương lai”.

Rạng rỡ “Đêm Việt Nam” mở màn cho Hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC 2024

(TITC) - Tối ngày 04/9, tại Trung tâm Tổ chức sự kiện Gem Center, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Đêm Việt Nam với chủ đề “Sống động Thành phố Hồ Chí Minh - Vibrant Ho Chi Minh City”. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc, mở đầu chuỗi hoạt động hấp dẫn của Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC) lần thứ 18 năm 2024 do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Kon Tum - Chuyển đổi số để tăng tốc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn

Trong định hướng chung của tỉnh Kon Tum, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới tích cực được kỳ vọng là mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Vì vậy, gắn kết du lịch nông thôn với chuyển đổi số và hướng tới các mục tiêu phát triển điểm đến, sản phẩm du lịch chất lượng cao sẽ là “đòn bẩy” phát triển du lịch trong tương lai.

Huyện Kon Plông tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024

Sáng ngày 31/8, tại không gian Chợ phiên Măng Đen, UBND huyện Kon Plông tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Âm vang đại ngàn”. Đây là một trong những hoạt động Văn hóa - Du lịch chào mừng Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2024) của địa phương.