Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

"Văn hoá các dân tộc – Hội tụ và phát triển" chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021


Ngày đăng: 19-04-2021

Tối 16/4, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Văn hoá các dân tộc – Hội tụ và phát triển" chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021.

Đến dự chương trình có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; đại diện lãnh đạo các Ban bộ ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương, cùng với đông đảo cộng đồng các dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; các nghệ sĩ, nghệ nhân các dân tộc đang sinh sống tại Làng.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tham dự Chương trình

Lễ khai mạc Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam được bắt đầu với phần biểu diễn có chủ đề “Tam linh – Nghĩa khí – Vịnh xuân đất Tổ”. Đây là màn hòa tấu trống đồng và phần biểu diễn thể hiện những nét văn hóa tiêu biểu đặc trưng thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc, ca ngợi truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời của dân tộc ta; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc; tôn vinh ngày truyền thống Văn hóa các dân tộc... qua đó nêu cao ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ gìn giữ các di sản văn hóa, bản sắc dân tộc, truyền thống dân gian tạo cơ sở củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các hoạt động chào mừng "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2021 là hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại Chương trình

Phát biểu tại Lễ Khai mạc Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết: Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước. Theo Người, văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc - là những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển. Phát triển văn hóa phải được xem là một trong những đột phá quan trọng nhất để bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước.

"Cũng vì ý nghĩa quan trọng đó mà cách đây trên 7 thập niên về trước, Bác Hồ khẳng định "Văn hóa soi đường quốc dân đi"- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, thực hiện tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách về văn hóa, trong đó có việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Trân quý những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, sự đa dạng văn hóa trong tổng thể chung của văn hóa Việt Nam, vì vậy, ngày 17 tháng 11 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định lấy ngày 19 tháng 4 hằng năm là "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam".

Tiết mục nghệ thuật đặc sắc mở màn Chương trình

Gần 13 năm qua, trên khắp mọi miền Tổ quốc, ở các địa phương từ miền núi đến đồng bằng, từ biên giới tới hải đảo, bằng các hoạt động thiết thực, "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" đã lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành Ngày hội lớn để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, trong không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên khắp các vùng, miền của Tổ quốc, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm, đó là: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế…". Việc tổ chức các hoạt động nhân ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam là minh chứng sống động trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn và tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc ấy sẽ được khơi dậy từ không gian văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc; các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của cộng đồng 54 dân tộc sẽ tiếp tục được quan tâm bảo tồn, trao truyền và phát huy, không chỉ trở thành một tài sản tinh thần cho con cháu mà còn là một tài nguyên vô tận, là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Chương trình là sự hòa quyện đặc sắc giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống, các di sản văn hóa của cha ông

Sau Lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021.

Chương trình nghệ thuật gồm 4 chương, chia làm 4 chủ đề khác nhau, gồm: "Tìm về nguồn cội", "Vầng dương chiếu rọi", "Khát vọng" và "Chung một mái nhà". Chương trình là sự hòa quyện đặc sắc giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống, các di sản văn hóa của cha ông, từ Quan họ, Ca trù, hát Văn, dân ca Nam bộ, cùng các làn điệu đặc sắc của cộng đồng các dân tộc từ miền núi phía Bắc đến đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Trong đó, chương I với chủ đề "Tìm về nguồn cội", là hoạt cảnh về Lễ hội đền Hùng, sợi dây thắt chặt sự đoàn kết trong mỗi cộng đồng về mặt dân tộc, là biểu trưng của dân tộc Việt Nam về mặt văn hóa, là sự tập trung những tinh túy về bản lĩnh trí tuệ của dân tộc, giúp cho mỗi người trở về với truyền thống, cội nguồn. Hoạt cảnh giúp cho khán giả khi xem hiểu thêm được Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn nhất của dân tộc Việt Nam, phản ánh đầy đủ những giá trị nhân văn sâu sắc. Phần biểu diễn thể hiện những nét văn hóa tiêu biểu đặc trưng thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc giới thiệu thêm một số phong tục, tập quán trong sinh hoạt văn hóa đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa thế giới như hát xoan, hát quan họ, ca trù, hát văn…

Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc trong Chương trình

Chương II có chủ đề "Vầng dương chiếu rọi" với các hình thức diễn xướng về văn hóa các dân tộc Việt Nam. Phần diễn xướng này tạo cho người xem khám phá nét văn hóa độc đáo của một số di sản văn hóa các dân tộc tiêu biểu đại diện vùng cao Tây Bắc, Đông Bắc như dân tộc Thái, Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Khơ Mú… những di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh sẽ được tôn vinh theo dòng chảy lịch sử của dân tộc ...

Chương III với chủ đề "Khát vọng", là một tổng hợp ca múa nhạc được chọn lọc từ các làn điệu dân ca, những câu ca dao, điệu múa, nghi lễ, bài hát mang âm hưởng dân gian, tính chất vùng miền... Trong đó nổi bật với những câu hò xứ Nghệ, hò khoan Lệ Thủy, nghệ thuật cung đình Huế, hát bả trạo, ca bài chòi, đờn ca tài tử… là những loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân miền Trung, Trung Tây Nguyên, Nam Trung bộ và miền Nam, đề cao vai trò của văn hóa các dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và dựng xây Tổ quốc

Với chủ đề "Chung một mái nhà", phần kết của chương trình nghệ thuật là tiết mục biểu diễn thể hiện như một biểu tượng của sự đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tất cả đang cùng chung một mái nhà, cùng nắm tay múa xòe và cùng cất vang tiếng hát…/.

Tin Hà An, ảnh: Minh Khánh

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ VHTTDL

https://bvhttdl.gov.vn/van-hoa-cac-dan-toc-hoi-tu-va-phat-trien-chao-mung-ngay-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-2021-20210416213434246.htm

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đăk Na (Kon Tum) - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Kon Tum tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.

Chiều ngày 19/11 tại tòa nhà A khu hành chính tỉnh Kon Tum, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ 2, năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tại Ngày hội.

Mùa hoa dã quỳ

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh Đắk Lắk