Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Tiềm năng phát triển môn dù lượn tại Kon Tum


Ngày đăng: 26-02-2021

Dù lượn (Paragliding) là môn thể thao cảm giác mạnh với các hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. Phi công ngồi vào một ghế ngồi được may bằng những dây đai bền chắc (đai ngồi) bên dưới một cánh dù làm bằng vải, được bơm căng đầy không khí để giữ hình dáng khí động học nhờ vào áp lực không khí khi dù di chuyển tràn vào các "xoang dù". Điều khiển dù lượn gần giống như lái một chiếc máy bay không động cơ. Phi công phải có kiến thức về khí động học, khí tượng học, và cảm giác về độ cao/ tốc độ nhạy bén.

Trên thế giới môn dù lượn phát triển một cách nhanh chóng kể từ khi chính thức ra đời vào năm 1978.

          Ở nước ta, bộ môn này cũng được du nhập từ năm 1995. Đến nay, nhiều địa phương đã rất quan tâm đến việc phát triển dù lượn để quảng bá du lịch như Hà Nội, Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Lắk, An Giang … Hiện cả nước có khoảng 10 CLB dù lượn với hơn 300 người tham gia và có hơn 20 điểm bay đã được cấp phép.

Những sự kiện bay dù lượn được tổ chức thường niên thu hút nhiều du khách trên trong nước và quốc tế như: Bay trên mùa vàng ở Yên Bái, bay trên Tiên Sa ở Đà Nẵng, bay trên Phụng Hoàng Sơn ở An Giang và nhiều sự kiện khác…

Điều khiển dù lượn gần giống như lái một chiếc máy bay không động cơ (Ảnh Ban Nguyễn)

Tại Kon Tum, với địa hình đồi núi cao, rất thuận lợi cho việc phát triển bộ môn này để quảng bá du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Theo anh Dương Hiển Hoàng - Chủ nhiệm CLB dù lượn Đà Nẵng và là huấn luyện viên kỳ cựu của CLB này cho biết: “Tỉnh Kon Tum có nhiều điểm bay hấp dẫn có thể phát triển bộ môn này. Bên cạnh đó có thể đẩy mạnh và cung cấp một số dịch vụ khác liên quan đến bộ môn này như: dịch vụ tổ chức tour du lịch dù lượn, tổ chức các giải thi đấu trong nước và quốc tế, tổ chức đào tạo phi công dù lượn, dịch vụ bay cùng du khách, dịch vụ huấn luyện nâng cao” …

 “Tuy nhiên, địa điểm phát triển tiềm năng và tốt nhất hiện đã khảo sát trong thời gian qua như: Điểm cao 990 (Chư Tan Kra) xã Ya Xiêr; các điểm cao 1015 (đồi Charlie) xã Rờ Kơi, điểm cao 1049 (đồi Delta) xã Hơ Moong thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Đây là những điểm có thể cất cánh từ nhiều hướng khác nhau và bay được nhiều thời điểm trong năm”. Anh Dương Hiển Hoàng cho biết thêm.

Hạ cánh tại Chư Tan Kra (ảnh: Ban Nguyễn)

          Theo ông Trần Hoàng Kim - Huấn luyện viên dù lượn của CLB Hàng không phía Bắc (Quân chủng Phòng không - Không quân) đánh giá từ góc độ chuyên môn sau những lần bay thử nghiệm:

          Một là: Dãy núi Chư Tan Kra hướng Đông, đón hướng gió chủ đạo của vùng, có thể cất cánh được cả Đông-Bắc, Đông, và Đông Nam. Hướng Đông cũng nghĩa là đón nắng sớm hơn, thermal (cột khí nóng bốc lên) bắt đầu hoạt động sớm hơn. Riêng đồi Charlie và đồi Delta có thể cất cánh ở nhiều hướng khác nhau.

          Hai là: Cả dãy núi mặt Đông là đồi trọc, gần như chỗ nào cũng có thể cất cánh được, với vô số các đường nhựa và đường mòn dẫn lên nhiều đỉnh khác nhau.

Ba là: Trước mặt là vùng bằng phẳng và những quả đồi tròn rộng lớn, cho phép đa dạng hướng đón nắng khác nhau giúp vùng thung lũng này có thể sản sinh ra nhiều thermal kể cả lúc chiều muộn khi mặt trời hướng Tây Nam. Đặc điểm gió Tây Nguyên thường ở mức vừa và mạnh vào mùa khô. Gió mạnh làm cho việc mở cạnh tam giác ra trước khó khăn hơn nhưng ở mặt khác lại giúp cả vùng tránh được hiện tượng inversion rất khó chịu.

Bốn là: Nhiều khu vực hạ cánh, bottom landing, top landing, side landing, v.v. rất vững tâm, gần như không hề có dây điện, rất nhiều tuyến XC (bay đường trường) và tam giác tiềm năng. Thermal sau 2h30 êm và to, rất phù hợp với học viên tập thermal...

Cuối cùng: Với khí hậu nắng và hướng gió đều vô cùng phù hợp để tổ chức các sự kiện không phải thấp thỏm theo dõi dự báo.

Được sự cho phép của Bộ Quốc Phòng, UBND tỉnh và các phòng ban chức năng, trong thời gian qua có hơn 70 phi công dù lượn trên cả nước đã tham gia bay tại các điểm bay thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và đều có những nhận định đây là một trong những điểm bay tốt nhất Việt Nam, có thể tổ chức những giải thi đấu dù lượn mang tầm quốc tế trong thời gian sắp tới.

Phát huy tối đa tiềm năng này kết hợp tốt với chương trình du lịch sinh thái, du lịch tham quan trải nghiệm văn hóa lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc tại chỗ, du lịch về nguồn thăm lại chiến trường xưa… thì Sa Thầy sẽ là địa phương có thể phát triển tốt nghành công nghiệp không khói với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn khác nhau, đặc trưng để du khách có nhiều sự lựa chọn.

Hy vọng trong tương lai gần Du lịch Kon Tum nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ, bền vững. Đặc biệt với bộ môn du lịch thể thao mạo hiểm “Bay dù lượn” huyện Sa Thầy sẽ trở thành điểm đến mới cực kỳ lý thú và hấp dẫn cho tất cả mọi du khách trong và ngoài nước ghé thăm để cùng khám phá và trải nghiệm./.

Bài và ảnh: Ban Nguyễn

TIN TỨC LIÊN QUAN

Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch Kon Tum

Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Chư Mom Ray giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng Vườn quốc gia trở thành điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của Vườn quốc gia Chư Mom Ray; tạo ra nguồn thu bền vững cho Vườn quốc gia cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân...

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024: “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(Tạp chí Du lịch) - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) vừa họp báo thông tin về Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024.

Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội năm 2024 “Du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Ngày 11/04/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội (I.C.E Hà Nội) quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội diễn ra khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - Vietnam International Travel Mart (VITM) 2024. Với chủ đề: “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

KON TUM THAM GIA NGÀY HỘI DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

Ngày 4/4/2024, tại Công viên 23/9, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TPHCM lần thứ 20 với chủ đề "20 năm - Hành trình sống động.