Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Thành phố Kon Tum Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống


Ngày đăng: 19-02-2024

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 26/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh” (viết tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TU), 2 năm qua, UBND thành phố Kon Tum chỉ đạo các cấp chính quyền nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.

Thành phố Kon Tum hiện có 88 thôn, trong đó 60 thôn đồng bào DTTS, phân bổ tại 17/21 xã, phường, chủ yếu là các DTTS tại chỗ như: Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Gié-Triêng và một số DTTS từ nơi khác đến sinh sống.

Trong gần 2 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thành phố luôn quan tâm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU. Trong đó, xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 tiếp tục khôi phục, bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp, phát huy giá trị văn hóa đối với 5 nghề truyền thống: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, tạc tượng. Đồng thời, đẩy mạnh thương mại hóa 4 nghề: Dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần, chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, gắn với xây dựng các làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa), làng Kon Klor (phường Thắng Lợi) nhằm góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS tại chỗ.

Người dân thành phố Kon Tum giới thiệu sản phẩm đan lát. Ảnh: TVP

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 8 tổ hợp tác dệt thổ cẩm, chủ yếu được hình thành tại các xã, phường có hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; có 13/21 xã, phường, với 344 người duy trì hoạt động nghề dệt thổ cẩm. Ngoài ra, còn có 83 người duy trì nghề đan lát, 251 người duy trì nghề làm rượu cần, 1 người duy trì nghề chế tác nhạc cụ âm nhạc truyền thống, 15 người duy trì nghề đẽo thuyền độc mộc và 2 người duy trì nghề tạc tượng.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, UBND thành phố Kon Tum gắn với công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tại chỗ, về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết số 08-NQ/TU. Qua đó, bước đầu thực hiện tốt việc phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, điểm trưng bày, kinh doanh sản phẩm. Hiện nay, toàn thành phố có 15 điểm giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống đến các cơ quan, đơn vị, khách du lịch trong và ngoài tỉnh; trong đó, có 1 điểm sản xuất, trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm trong khuôn viên nhà rông Kon Klor, phường Thắng Lợi.

Tuy nhiên, công tác xã hội hóa trong bảo tồn, phát triển và quảng bá, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống có mặt còn hạn chế. Nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động bảo tồn, tổ chức truyền dạy kỹ năng và phát triển nghề truyền thống chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất nghề truyền thống manh mún, rãi rác, chủ yếu mọc tự nhiên. Các sản phẩm nghề truyền thống chưa đa dạng, phong phú, chưa theo kịp thị hiếu thị trường, nên giá thành của các sản phẩm truyền thống cao, khó khăn trong việc tìm đầu ra ổn định cho tiêu thụ sản phẩm. Tốc độ đô thị hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS tại chỗ trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và các nghề truyền thống. Số người biết làm nghề truyền thống chủ yếu là người lớn tuổi, sức khỏe yếu, thợ có tay nghề giỏi ngày càng ít.

Thành phố Kon Tum đào tạo làm nghề rượu cần cho người dân thôn Kon K'tu, xã Đăk Rơ Wa. Ảnh: TVP

Vì vậy, trong thời gian tới, UBND thành phố tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS tại chỗ. Tập trung khôi phục, bảo tồn, phát huy 5 nghề truyền thống nói trên phù hợp với tình hình thực tế và văn hóa truyền thống của từng DTTS tại chỗ. Trong đó, tập trung huy động các nghệ nhân có tay nghề cao tiếp tục truyền, dạy nghề cho thế hệ kế cận, thanh thiếu niên đồng bào DTTS để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống.

Xây dựng và phát triển thương hiệu “Thổ cẩm Kon Tum”, từng bước nghiên cứu xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm khác và tổ chức quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm gắn với công tác xây dựng chỉ dẫn địa lý, bảo hộ thương hiệu sản phẩm nghề truyền thống. Tuyên truyền, vận động các chủ thể chú trọng việc đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nghề truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở vẫn giữ được yếu tố truyền thống, đặc trưng của sản phẩm; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng các tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã; duy trì, phát triển các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm truyền thống tại các làng du lịch cộng đồng, điểm du lịch.                  

Trần Văn Phúc

Nguồn Báo Kon Tum - Đăng ngày 17/2/2024

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tu Mơ Rông: Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về món ăn chế biến từ sâm dây

Tối 25/4/2024, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lễ Khai mạc các hoạt động trong khuôn khổ Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn chế biến từ sâm dây.

Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch Kon Tum

Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Chư Mom Ray giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng Vườn quốc gia trở thành điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của Vườn quốc gia Chư Mom Ray; tạo ra nguồn thu bền vững cho Vườn quốc gia cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân...

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024: “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(Tạp chí Du lịch) - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) vừa họp báo thông tin về Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024.

Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội năm 2024 “Du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Ngày 11/04/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội (I.C.E Hà Nội) quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội diễn ra khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - Vietnam International Travel Mart (VITM) 2024. Với chủ đề: “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”