Kỷ niệm 79 năm quốc khánhKỷ niệm 79 năm quốc khánh
Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Sẵn sàng cho Ngày hội của các dân tộc vùng Tây Nguyên


Ngày đăng: 30-11-2023

Từ ngày 29/11 đến ngày 1/12/2023, tỉnh Kon Tum vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chọn là địa phương đăng cai tổ chức Ngày hội VH, TT&DL các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I, năm 2023. Đây là cơ hội để ngành du lịch tỉnh nhà cất cánh trong thời gian tới. Nhân dịp này, phóng viên Báo Kon Tum có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở VH, TT&DL, Phó Trưởng Ban Tổ chức địa phương xung quanh vấn đề tổ chức Ngày hội.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở VH, TT&DL, Phó Trưởng Ban Tổ chức địa phương. Ảnh: Văn Phương

PV: Thưa ông! Ngày hội được tỉnh ta đăng cai tổ chức lần đầu tiên là sự kiện văn hóa có quy mô lớn với nhiều nội dung đặc sắc, hấp dẫn, xin ông cho biết rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Ngày hội? Lý do vì sao Bộ VH,TT&DL lựa chọn tỉnh ta để đăng cai tổ chức lần đầu tiên sự kiện quan trọng này?

Ông Nguyễn Văn Bình: Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”, Ngày hội diễn ra trong 3 ngày từ 29/11-1/12/2023, quy tụ khoảng 800 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên của 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng. Tại Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, hấp dẫn như: Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; Không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương; Trưng bày, giới thiệu ẩm thực truyền thống của địa phương; Liên hoan văn nghệ quần chúng và Trình diễn trang phục các dân tộc vùng Tây Nguyên; Triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc vùng Tây Nguyên trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Trưng bày ảnh nghệ thuật về sắc màu văn hóa đặc sắc các dân tộc khu vực Tây Nguyên, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; thi đấu 5 môn thể thao gồm kéo co, đẩy gậy, bắn ná, leo cột mỡ và nhảy bao bố; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức các tour, tuyến du lịch tham quan nhằm quảng bá, giới thiệu về Ngày hội và vẻ đẹp của vùng đất, con người Tây Nguyên.

Về ý nghĩa, mục đích của Ngày hội thì nhiều, nhưng trọng tâm là tạo dựng không gian kết nối văn hoá, giới thiệu, quảng bá đến công chúng về văn hoá, không gian cồng chiêng, nét văn hoá nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Qua đó, còn góp phần tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch, phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên.