Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Sắc Vàng Dã Quỳ Kon Tum


Ngày đăng: 06-12-2022

Mỗi độ tháng 10 về, đến với Kon Tum thuộc vùng đất Tây Nguyên đại ngàn trù phú du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với những cung đường được bao phủ bởi màu vàng rực của loài hoa mang tên “Dã quỳ”.

Dã quỳ là một trong những loài hoa dại đẹp nổi tiếng của khắp núi rừng Tây Nguyên và nhiều tỉnh miền núi Tây Bắc. Hoa dã quỳ còn được biết đến với nhiều tên gọi như: hướng dương dại, cúc quỳ, sơn quỳ, hướng dương Mexico hay cúc Nitobe. Loài hoa thuộc loại thực vật trong họ nhà cúc, một cây thường mộc thành bụi có chiều cao 2 đến 3m mỗi bông thường có 13 cánh, tuy hoa không lớn như hướng dương nhưng thường mọc thành chùm lớn nên khi bung nở sẽ làm bừng sáng cả núi rừng, với màu vàng đặc trưng như gom hết màu nắng trong năm để mặc nhiên khoe sắc. Hoa có thể sống trên những vùng đất khô cằn và sỏi đá qua đó có thể nhìn thấy sức sống mãnh liệt của loài hoa này. Ngoài ra, hoa dã quỳ còn là loài hoa có ý nghĩa biểu tượng cho sự chung thủy trong tình yêu qua câu chuyện đầy cảm động về tình yêu giữa chàng K’lang và nàng H’limh.

“Hoa Dã Quỳ” Loài hoa nhuộm vàng tuổi thơ của người Tây Nguyên. (ảnh:  Bảo Hân)

Được cho là loài hoa báo hiệu của mùa đông nên mùa dã quỳ nở rộ sẽ bắt đầu vào khoảng cuối tháng 10 đến giữa tháng 12 dương lịch hàng năm. Không rực rỡ, kiêu sa, đầy hương sắc như những loài hoa khác, Dã quỳ giản dị, mộc mạc và thanh khiết như tâm hồn người dân nơi đây. Mùa hoa dã quỳ không chỉ báo hiệu mùa đông đến, mà còn là thời điểm du khách tìm đến thành phố Kon Tum, để được hòa mình với khung cảnh mộng mơ và chìm đắm trong màu vàng hoang dại của dã quỳ. Nếu đi dọc trên các cung đường du lịch tại Kon Tum vào mùa này, bạn sẽ có dịp ngắm từng vạt hoa dã quỳ trải dài trên từng cung đường, sườn núi, bạt ngàn và bất tận với sắc vàng rực rỡ như hân hoan chào đón khiến cho du khách ngẩn ngơ, say đắm cứ mãi thưởng thức mà bước chân vào thành phố Kon Tum lúc nào không hay.

Một số địa điểm ngắm và check-in với hoa dã quỳ tại Kon Tum mà du khách không thể bỏ qua:

- Đèo Măng Đen: quanh co, uốn lượn và rợp bóng cây xanh, nhưng len lõi vào cái sắc xanh của đại ngàn là những khóm hoa dã quỳ nở vàng rực khiến thị trấn Măng Đen dường như lung linh và đẹp hơn bao giờ hết trong tiết trời giá lạnh.

Những khóm hoa dã quỳ đang khoe mình với nắng. (Nguồn: Bảo Hân)

- Đường lên cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương, thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi: du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi hai bên đường dẫn lên cột mốc 3 biên ngập tràn những khóm hoa dã quỳ làm bừng sáng cả một góc trời  khiến cho con đường lên cột mốc trở nên mềm mại và nên thơ hơn bao giờ hết.

- Vườn quốc gia Chư Mom Ray – vườn di sản ASEAN thuộc huyện Sa Thầy nổi tiếng với hệ sinh thái độc đáo, điểm xuyến trong màu xanh bạt ngàn của núi rừng là những khóm hoa dã quỳ đang khoe sắc vàng rực rỡ giữa ánh nắng càng tô điểm lên vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng.

Cung đường hoa dã quỳ nở rộ dọc vườn quốc gia Chư Mom Ray

Ở vùng đất cao nguyên đại ngàn này, hoa dã quỳ dường như là một phần của cuộc sống gắn bó không thể tách rời với vùng đất và con người nơi đây. Với vẻ đẹp bình dị, dã quỳ đã nhẹ nhàng len lõi vào ký ức để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người du khách khi đến với vùng đất Tây Nguyên. Vào tháng 11,12 nếu du khách có dịp đến Kon Tum thì không thể bỏ lỡ mùa hoa dã quỳ nở rộ, hãy để lại cho mình nhiều kỉ niệm đẹp cùng những bức ảnh xinh bên những khóm hoa dã quỳ hoang dại nhưng đầy chất thơ của vùng đất cao nguyên này nhé.

Bảo Hân.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.