Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Quảng bá xúc tiến du lịch Long An tại Kon Tum


Ngày đăng: 20-10-2024

Đến dự hội nghị có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, đại diện lãnh đạo các phòng văn hóa thông tin, trung tâm VHTTTT các huyện, thị xã và các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng du lịch của 2 tỉnh Kon Tum và Long An.

Với mục đích đẩy mạnh công tác liên kết, kết nối các tỉnh để hợp tác, phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá các thế mạnh về các loại hình du lịch đặc trưng của 2 tỉnh như: du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…cùng các sản phẩm và hệ thống dịch vụ du lịch hấp dẫn của 2 tỉnh Kon Tum và Long An qua đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch của 02 tỉnh có cơ hội gặp gỡ, kết nối, trao đổi hợp tác để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, góp phần tăng số lượng khách du lịch đến với 02 địa phương trong thời gian đến.

Bà Bạch Thị Mân - Phó giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum phát biểu tại hội nghị

Với lợi thế là vùng đất cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh thành miền Tây và đặc thù là du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trên nền cảnh quan sông nước Vàm Cỏ, Long An thích hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe và hiện tại đang phát triển thêm du lịch nông thôn mới. Ngoài lợi thế về cảnh quan, Long An còn có 126 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, với trên 230 sản phẩm Ocop. Long An mong muốn được kết nối những điểm tương đồng và khai thác những điểm khác biệt đặc trưng về thiên nhiên và văn hóa giữa 2 tỉnh để cùng hỗ trợ, song hành và tạo ra chuỗi sản phẩm mới với mục tiêu bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, tạo kinh tế cho người dân và phát triển du lịch một cách bền vững

Ông Nguyễn Thành Thanh – Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Long An phát biểu trao đổi tại hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu được thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc, xem các thước phim quảng bá, giới thiệu về vùng đất, sản phẩm,  tiềm năng lợi thế về du lịch, đồng thời trải nghiệm các sản phẩm OCOP quà tặng du lịch đặc trưng của 2 tỉnh. Thông qua hội nghị, dưới sự chủ trì của Sở VHTT&DL 2 tỉnh, các doanh nghiệp của 2 bên cũng cùng nhau thảo luận, trao đổi, kết nối, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm du lịch đặc trưng của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, hợp tác với mong muốn cùng nhau song hành và phát triển sản phẩm du lịch 2 bên ngày càng bền chặt.

Đại biểu 2 tỉnh Kon Tum – Long An thảo luận, kết nối du lịch tại Hội nghị

Các đại biểu tham quan và trải nghiệm các sản phẩm Ocop của 2 địa phương

Cùng với chuỗi các hoạt động liên quan đến việc tổ chức Hội nghị, Sở VHTT&DL 2 tỉnh còn tổ chức cho đoàn đi khảo sát, tham quan các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Kon Tum như: Điểm du lịch A Biu, làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, điểm du lịch Thác Pa Sỹ, mua sắm các sản phẩm Ocop, sản phẩm nông nghiệp tại chợ phiên Măng Đen, tham quan khu kinh tế đêm Măng Đen….

Đoàn tham quan và nghiệm văn hóa tại điểm du lịch A Biu

Đoàn tham quan và check-in tại điểm du lịch thác Pa Sỹ

“Thông qua hội nghị và đợt khảo sát các điểm du lịch ở Kon Tum lần này, những thế mạnh của du lịch Kon Tum và tiềm năng của du lịch Long An sẽ được cung cấp thêm cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng du lịch 2 tỉnh cùng nhau bàn bạc và xây dựng chương trình tour du lịch thật hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến với các tour “Lên cao nguyên – Xuống đồng bằng” tạo thành một chương trình du lịch riêng, thú vị”. Ngành du lịch 2 tỉnh Kon Tum – Long An thông qua hội nghị lần này sẽ có sự kết nối bền chặt và càng ngày càng cất cánh”. Bà Bạch Thị Mân – Phó giám đốc sở VHTT&DL tỉnh Kon Tum cho hay./.

Trung tâm TTXTDL tỉnh Kon Tum.

Nội dung và hình ảnh: Măng Linh

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh ta tập trung đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo bước đột phá trong ngành “công nghiệp không khói”. Qua đó, du lịch của tỉnh có những tín hiệu khởi sắc, góp phần tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

(TITC) - Tối 25/3, Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu với quy mô cấp quốc gia và tầm quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Huế phối hợp tổ chức.

Làng cà phê Kon Chênh- “điểm nhấn” trong phát triển du lịch cộng đồng

Từ khi sửa chữa lại khuôn viên nhà ở để đưa vào kinh doanh dịch vụ homestay, chị Y The, sinh sống ở thôn Kon Chênh, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) trở nên bận rộn, vì cơ sở homestay là “điểm đến” của nhiều du khách và người quen gần xa. Mỗi khi có khách ghé thăm, chị Y The đều tự tay pha những ly cà phê xứ lạnh để mời khách thưởng thức.

Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: lan tỏa các sắc màu văn hóa đặc trưng của cố đô

(TITC) - Vừa qua, Ban Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 đã công bố poster chính thức của Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Theo đó, poster của Năm du lịch Quốc gia 2025 lấy cảm hứng chủ đạo từ các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia xuyên suốt cả năm, hiện đại và truyền thống theo slogan “Kinh đô xưa, Vận hội mới”.