Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Nên bảo tồn đa dạng sinh học để thu hút khách du lịch đến vườn Quốc gia Chư Mom Ray


Ngày đăng: 28-06-2021

Cách thành phố Kon Tum 30 km về  hướng Bắc là Vườn Quốc gia Chư Mom Ray với diện tích hơn 56.000ha. Nơi đây được đánh giá là di sản Asean với tính đa dạng sinh học cao trong hệ thống các Vườn Quốc gia cả nước với hệ động thực vật  phong phú và đa dạng cùng với điều kiện giao thông thuận lợi sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray được hình thành từ Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, điểm đến này cũng là Vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Ngay cạnh Vườn quốc gia Chư Mom Ray là Vườn quốc gia Virachey của Campuchia và Khu bảo tồn Đông Nam Ghong của Lào. Diện tích rừng của toàn bộ khu vực này khoảng 700.000ha tạo thành một khu bảo tồn rộng lớn xuyên quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á.     

Trạm dừng chân Cây Sấu- Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray (Ảnh: Vũ Hoàng Lê)

Với vị trí thuộc ngã ba Đông Dương, phía Tây giáp Campuchia, phía Tây Bắc giáp Lào. Tại đây có dãy núi Chư Mom Ray trùng điệp, nhiều sông suối, ao hồ, ghềnh, thác… tạo ra nhiều tiềm năng lớn để hình thành một vùng bảo tồn thiên nhiên hoang dã với hệ sinh thái đặc trưng của khu vực Đông Nam Á. Hệ thực vật rừng ở đây rất phong phú, đa dạng về số loài và trạng thái. Theo số liệu thống kê thì nơi đây có khoảng 1.534 loài, trong đó có 113 loài quý hiếm thuộc họ phong lan, ngành hạt trần, các loại họ dầu, lớp tuế, trác, cẩm lai…Hệ động vật được ghi nhận có 718 loài, gồm 115 loài động vật có vú, 275 loài chim, 41 loài bò sát,108 loài các nước ngọt, 179 loài côn trùng. Trong đó có 124 loài quý hiếm có tên trong danh sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: bò tót, mang Trường Sơn, voi, gấu ngựa, beo lửa…. Với đặc điểm đa dạng sinh học và nhiều nguồn gen quý, năm 2004 Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là di sản ASEAN.

Vườn lan tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray ( Ảnh: Vũ Hoàng Lê)

Tuy vậy, trước tác động của việc phát triển kinh tế, sự thay đổi sinh kế của người dân và những bất cập vẫn còn tồn tại ở các khu Vườn quốc gia… đã làm giảm đi tính đa dạng sinh học nhất là các loài động thực vật. Do đó cần phải có các giải pháp quản lý tốt hơn đối với Vườn quốc gia Chư Mom Ray, trong đó lưu ý đến việc bảo vệ rừng, dự báo trước những biến đổi về khí hậu, tìm hiểu về sinh kế của người dân chung quanh Vườn quốc gia. Đồng thời cần nghiên cứu thực nghiệm việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái, xem đây là một chiến lược tạo cơ chế tài chính cho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.

Và theo đó Vườn quốc gia Chư Mom Ray cần chủ động phối hợp với chính quyền quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống ven rừng về các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng nhất là đối với đối tượng học sinh về vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học….  

Để bảo tồn đa dạng sinh học của môi trường rừng, tạo ra môi trường sinh thái bền vững, thu hút được khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, Vườn quốc gia Chư Mom Ray cùng với chính quyền địa phương thống nhất quan điểm bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, mọi hoạt động tác động đến môi trường rừng cần phải được ngăn chặn kịp thời. Công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của Vườn mà rất cần chung tay hỗ trợ chặt chẽ, thống nhất của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, Vườn quốc gia Chư Mom Ray quan tâm đến công tác tổ chức, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn viên chức và người lao động nhằm hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả; chủ động hợp tác, phối hợp với các tổ chức, trung tâm nghiên cứu, các vụ, viện trường để định hướng phát triển dài hạn. Ngoài ra trong thời gian qua, Ban quản lý Vườn đã chủ động kết nối với các Công ty lữ hành trong nước, tổ chức các đoàn Famtrip đến với Vườn để cảm nhận được các sản phẩm du lịch hướng từ sự bền vững của rừng tạo sự khác biệt để thu hút du khách.

Để có kế hoạch thu hút du khách, Trung tâm Vườn đã xây dựng các chương trình tour 3 ngày 2 đêm từ Ban quản lý Vườn quốc gia đến thác Ya Ray hay đến với thác Bảy tầng; thung lũng Ya Bốc; treeking đỉnh Chư Mom Ray… các tour này đều có đêm ngủ rừng và đêm ngủ tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.        

Hiện nay Ban quản lý Vườn đã thông qua Đề án Xây dựng Vườn quốc gia Chư Mom Ray thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của địa phương. Hy vọng rằng sau khi đề án được triển khai, các hoạt động du lịch tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray sẽ là điểm nhấn trọng tâm cho du khách tìm đến hưởng thụ các sản phẩm du lịch bền vững từ những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn./. 

Bài và ảnh: Vũ Hoàng Lê

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đăk Na (Kon Tum) - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Kon Tum tổ chức họp báo về Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.

Chiều ngày 19/11 tại tòa nhà A khu hành chính tỉnh Kon Tum, Ban Tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5 và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ 2, năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tại Ngày hội.

Mùa hoa dã quỳ

Tháng Mười Một, hoa dã quỳ ở Tây Nguyên bắt đầu bung hoa khoe sắc vàng rực rỡ. Từng cánh hoa mỏng manh đung đưa trong gió khoe sắc dưới tiết trời se lạnh mới đẹp làm sao.

Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả liên kết, hợp tác phát triển du lịch và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch tại tỉnh Đắk Lắk