Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Một góc nhìn về Homestay


Ngày đăng: 23-02-2022

Xuất phát từ nhu cầu của du khách - nhu cầu khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hoá vùng miền mà loại hình lưu trú homestay ra đời.

 Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú gắn với cộng đồng, tại đó khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ cùng sinh hoạt với người dân bản địa. Có thể du khách được coi như người nhà, được tham gia vào các công việc thường ngày cũng như các lễ hội tại địa phương. Đây là cách hữu hiệu nhất để du khách nhanh chóng và trực tiếp hoà nhập, cảm nhận về vùng đất họ đang lưu trú, chứ không đơn thuần chỉ là tham quan du lịch.

Loại hình dịch vụ homestay phù hợp và phát triển ở các khu vực, các vùng có tài nguyên văn hoá đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng văn hoá tộc người; khu vực có tài nguyên thiên nhiên hoang sơ cần được gìn giữ bảo tồn. Để có thể kinh doanh loại hình lưu trú homestay, các hộ gia đình chỉ cần cải tạo ngôi nhà của mình đáp ứng các yêu cầu thiết yếu tối thiểu rồi xin giấy phép tại chính quyền địa phương và bắt đầu đón khách. Theo đó, các homestay chỉ đón từ 10 đến 30 khách tuỳ theo quy mô, còn giá phòng lại tuỳ thuộc vào trang thiết bị và các dịch vụ kèm theo.

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7800:2017 về Nhà có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí, kiến trúc; về trang thiết bị, tiện nghi; về dịch vụ và mức độ phục vụ; Một số yêu cầu đối với người phục vụ và yêu cầu về bảo vệ môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm, an ninh, phòng chống cháy nổ. Và một yêu cầu khuyến khích thực hiện đó là tính nguyên bản (Cộng đồng địa phương duy trì bản sắc, giá trị và văn hoá mang tính nguyên bản; Tổ chức cho khách tham gia vào các hoạt động của địa phương và cộng đồng; Bảo tồn các nghề thủ công truyền thống và trình diễn các môn nghệ thuật của địa phương). 

Có thể hiểu homestay là một loại hình lưu trú đặc biệt, chủ nhà có thể đặt tên phòng theo tên các loài hoa hay tên của chính con mình thay vì phải đánh số thứ tự mỗi phòng một cách cứng ngắc; Người trong gia đình có thể vừa là chủ vừa là nhân viên từ lễ tân, dọn phòng đến đầu bếp…, mọi người đi học chứng chỉ theo quy định, cùng nhau chăm sóc homestay và đón khách. Lưu trú tại homestay du khách sẽ cảm nhận sự gần gũi giữa chủ và khách, cảm thấy gần với cuộc sống gia đình hơn các loại hình lưu trú khác.

 Homestay một loại hình lưu trú đề cao yếu tố trải nghiệm văn hoá bản địa, du khách được thực hành, được lựa chọn những dịch vụ tại địa phương, được sống những giây phút yên bình, gần gũi với thiên nhiên với một chi phí hợp lý.

 

Bếp ở Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai ở buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột. Ảnh MPS

Khoảng 5, 7 năm về trước nhiều người kể cả những nhà quản lý và các gia đình kinh doanh loại hình lưu trú này đều cho rằng đây là một loại hình lưu trú chỉ dành cho giới trẻ, dân ưa đi phượt hoặc Tây ba lô nên đầu tư kinh doanh không có chiều sâu, tạm bợ rẻ tiền. Nhiều hộ nâng cấp từ các dãy phòng trọ để kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay mà hoàn toàn xa cách với các tiêu chuẩn về homestay. Chính cách suy nghĩ và kinh doanh méo mó như vậy khiến cho du khách có cách nhìn lệch lạc về homestay, nhiều gia đình rất ngại trải nghiệm dịch vụ lưu trú này.

 Với những ưu điểm về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá các tỉnh Tây Nguyên đang có lợi thế để phát triển loại hình du lịch homestay. Thực tế số lượng các homestay đang tăng mạnh, tuy nhiên để loại hình lưu trú du lịch này phát triển lành mạnh và đúng hướng, đúng “chất” rất cần sự đầu tư có chiều sâu đối với các chủ homestay và cả du khách.

- Đối với du khách: Những người trưởng thành, ưa xê dịch là những người biết chấp nhận sự khác biệt, họ tận hưởng và tôn trọng văn hoá vùng miền nơi ghé thăm. Có thể nói trải nghiệm thích thú và đáng nhớ nhất chính là trải nghiệm chính bản thân mình. Trong mỗi con người luôn tiềm ẩn một khả năng mà bình thường không có điều kiện bộc lộ, đơn giản như thử một món ăn mà bạn chưa từng ăn, hay vượt qua một khu rừng, một con dốc lầy lội trong cơn mưa xối xả… vượt qua chính bản thân mình bạn sẽ cảm nhận và trân trọng cuộc sống, cuộc đời của mình biết bao nhiêu. Và trên hết là sự sẻ chia, cảm thông và rung động trước những mảnh đời ngoài xã hội hoặc vùng đất bạn đặt chân đến. Từ rung động đến hành động là một khoảng cách vật lý không xa đối với những suy nghĩ đúng, hành động đẹp.

Có thể du khách sẽ có những hoạt động trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho người bản địa qua những trải nghiệm của mình. Bằng kiến thức, sự năng động, lòng tự trọng của bản thân, du khách sẽ tạo ảnh hưởng tích cực tới người dân bản địa qua cách sinh hoạt, ứng xử của mình.

  Như một thói quen trong thời đại công nghệ, trước khi đi đến một vùng đất mới du khách thường xuyên tham khảo những điểm cần đến, những cái hay, cái đẹp, những điều cần tránh, đồng thời sẽ tìm hiểu và chọn cho mình một homestay phù hợp với “gu” của mình và “đồng đội” để những trải nghiệm, những cảm nhận của mình về con người, về vùng đất đó được chân thực và sâu sắc hơn.

Phòng ăn ở Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai ở buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột. Ảnh MPS

- Đối với các chủ homestay: Cần bám sát và hiểu đúng bản chất của việc kinh doanh loại hình lưu trú này. Đây là loại hình lưu trú: Nhà có phòng cho khách du lịch thuê (homestay); là loại hình dịch vụ lưu trú gắn với cộng đồng, tại đó khách du lịch sẽ cùng ăn, cùng ngủ cùng sinh hoạt với người dân bản địa. Loại hình kinh doanh mà ở đó du khách được chào đón như đón người thân đi xa lâu ngày mới về, với một thái độ ân cần chu đáo, du khách luôn có một không gian riêng tư trong căn nhà chung với mọi thành viên trong gia đình.

 Theo một số thống kê: Số đông công chúng - du khách có nhu cầu muốn có bản sắc riêng thông qua các hoạt động du lịch; Mong muốn tự phát triển về trí tuệ, văn hoá, tình cảm và xã hội. Họ muốn những trải nghiệm cụ thể và mong những trải nghiệm đó như là một phần của cuộc đời mình. Du khách đã có thông điệp, những nhà kinh doanh homestay rất cần nắm được thông điệp đó và thể hiện trong không gian của mình.

  Một vị trí không cần đắc địa, một kiến trúc không cần cầu kỳ và quá độc đáo nhưng phải mang đậm nét văn hoá bản địa với vật liệu xây dựng sẵn có tại địa phương, một không gian xanh gần gũi với thiên nhiên là những điều gây ấn tượng với du khách. Các chủ homestay hiện nay đã mạnh dạn đầu tư vào phòng ốc, trang thiết bị và tâm thế đón khách với mong muốn làm sao để mỗi du khách đều cảm nhận và tận hưởng những nét riêng, nét đặc trưng, độc đáo của mình một cách bình an và thoái mái nhất.

Du khách trải nghiệm chèo thuyền Sup Bãi tắm làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu thành phố Kon Tum xuân Nhâm Dần 2022. Ảnh Tâm Siu

Với khu vực Tây Nguyên, một bếp lửa với những câu chuyện kể về phong tục tập quán, những câu chuyện sử thi dẫn dắt du khách tưởng tượng về thời xa xưa hào hùng của người dân bản địa. Mùi khói bếp, những món ăn và sự chân tình, hiểu biết của gia chủ chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm khó quên.  

Hãy nhớ!

Ẩm thực không chỉ là các món ăn, nó còn chứa đựng một tinh thần ngoài ẩm thực. Ẩm thực có sự “có tính thiêng” của nét văn hóa truyền thống cổ xưa, nó không chỉ đánh thức các giác quan thông thường mà còn đánh thức ký ức và lòng biết ơn. Mỗi món ăn như chất chứa cả những tâm tư, sự kỳ vĩ của đời sống một con người, một tộc người, một vùng đất. Chính những món ăn là thông điệp gắn kết giữa con người với con người.

 Mỗi homestay đều tự xây dựng một nét riêng, một phong cách chứa đựng “nội hàm giá trị văn hóa bản địa” tạo nên thế mạnh sự khác biệt, song tất cả đều dựa vào sự cảm nhận của du khách.

Điều hấp dẫn, sẽ khiến du khách quay trở lại. Làm cách nào để tạo được sự hấp dẫn, thu hút được du khách ấy là một câu hỏi lớn, là nỗi trăn trở không chỉ của chủ nhân homestay.

Trong thế giới hội nhập, bản sắc văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách. Việc thể hiện, trình diễn bản sắc ấy như thế nào để văn hoá có thể được sinh sôi, đổi mới mang khả năng thay đổi và tiếp nối chứ không đơn thuần là một bản sao cứng ngắc vô hồn của những dạng thức văn hoá cũ rất cần sự vào cuộc, chung tay của chính quyền và cả cộng đồng.

Vùng đất Tây Nguyên đầy tiềm năng về ngành công nghiệp không khói, hy vọng dịch vụ lưu trú homestay sẽ góp phần gìn giữ quảng bá và phát triển ngành du lịch Tây Nguyên.

Tác giả: Mẫn Phong Sơn

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tu Mơ Rông: Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về món ăn chế biến từ sâm dây

Tối 25/4/2024, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lễ Khai mạc các hoạt động trong khuôn khổ Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn chế biến từ sâm dây.

Khu Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch Kon Tum

Triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Chư Mom Ray giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu xây dựng Vườn quốc gia trở thành điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của Vườn quốc gia Chư Mom Ray; tạo ra nguồn thu bền vững cho Vườn quốc gia cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân...

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024: “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ”

(Tạp chí Du lịch) - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) vừa họp báo thông tin về Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024.

Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội năm 2024 “Du lịch chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Ngày 11/04/2024, tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hà Nội (I.C.E Hà Nội) quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội diễn ra khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - Vietnam International Travel Mart (VITM) 2024. Với chủ đề: “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”