Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Kon Plông: Tổ chức Cuộc thi “Ảnh đẹp Thiên đường Tây Nguyên - Măng Đen”


Ngày đăng: 02-03-2023

Theo Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 1/3 của UBND huyện Kon Plông, Cuộc thi “Ảnh đẹp Thiên đường Tây Nguyên - Măng Đen” được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

Săn ảnh ở Măng Đen. Ảnh: TH

Đối tượng dự thi là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, là công dân Việt Nam, đang công tác, sinh sống tại Việt Nam, không phân biệt thành phần, dân tộc, độ tuổi.

Tác phẩm dự thi phải được chụp tại huyện Kon Plông, là những khoảnh khắc sống động chân thực; phong cảnh thiên nhiên đẹp; các sản phẩm du lịch tiêu biểu, nét đẹp văn hóa các dân tộc, sản vật tiêu biểu của địa phương; danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, lễ hội các dân tộc trên địa bàn huyện; có góc chụp độc đáo, ảnh đẹp, sáng tạo, ấn tượng, khác biệt, chất lượng nghệ thuật cao, hấp dẫn.

Các tác giả có tác phẩm dự thi gửi file ảnh dự thi trực tiếp tại website: 5Wphoto.com. Mỗi tác giả được gửi tối đa 10 ảnh.

Ảnh dự thi dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh có định dạng jpg, tối thiểu 1920 pixel, độ phân giải 300 dpi. Tác giả chỉ được phép dùng các phần mềm chuyên dụng chỉnh sửa độ sáng, tối, độ tương phản, kích thước ảnh; không viền khung, gắn logo, chữ ký, ghép ảnh, gắn các dấu hiệu nhận dạng vào ảnh, xóa hoặc photoshop thêm các chi tiết khác vào bức ảnh (ban tổ chức có quyền hủy bỏ các tác phẩm dự thi nếu vi phạm tiêu chuẩn này).

Chấp nhận tác phẩm được xử lý bởi các thủ pháp kỹ thuật, như phơi sáng, HDR, panorama, dùng đèn flash, kính lọc, tại cùng thời điểm chụp, nhưng không được chắp ghép làm sai lệch hiện thực và phải đảm bảo giữ nguyên nội dung, không sai lệch bối cảnh thực tế (ban tổ chức sẽ yêu cầu tác giả gửi ảnh gốc để kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết).

Tác phẩm dự thi được sáng tác trong vòng 5 năm (2018 - 2023). Khuyến khích bài dự thi có nội dung mới lạ; chưa từng được khai thác trước đây; Hình thức thể hiện hấp dẫn, sáng tạo và có sự lôi cuốn người xem; có hình ảnh đẹp, trau chuốt kỹ lưỡng.

Ban Tổ chức cuộc thi tổ chức trao giải, trưng bày ảnh đẹp và công bố giải thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngày bắt đầu gửi ảnh tham gia cuộc thi 1/3/2023 đến hết ngày 15/4/2023. Chấm thi từ ngày 16/4/2023 đến 18/4/2023. Thông báo kết quả cuộc thi 20/4/2023; trao giải thưởng và khai mạc triển lãm vào ngày 28/4/2023.

Cơ cấu giải thưởng: 1 giải Nhất trị giá 10 triệu + voucher nghỉ dưỡng; 2 giải Nhì, mỗi giải trị giá 6 triệu đồng + voucher nghỉ dưỡng; 3 giải Ba mỗi giải trị giá 3 triệu đồng + voucher nghỉ dưỡng; 5 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng + voucher nghỉ dưỡng; 39 ảnh triển lãm được trả nhuận ảnh 200.000 đ/ảnh.

Đơn vị tổ chức được quyền sử dụng hình ảnh đạt các giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho mục đích quảng bá du lịch Măng Đen; được quyền sử dụng tác phẩm dự thi với mục đích quảng bá truyền thông cho cuộc thi trên các phương tiện truyền thông báo chí và mạng xã hội.

Trong trường hợp Ban Tổ chức sử dụng hình ảnh tham gia cuộc thi (không phải là các ảnh đạt giải thưởng) cho mục đích thương mại thì đơn vị tổ chức sẽ liên hệ với tác giả để thỏa thuận chi phí nhuận ảnh.

Thành Hưng

Nguồn: Báo Kon Tum

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.