Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của tỉnh Kon Tum


Ngày đăng: 26-04-2022

Sáng 23/4, tại sảnh Cà phê Indochine Khách sạn Đông Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc “Không gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của tỉnh”.

Cổng chính không gian trưng bày văn hóa, sản phẩm du lịch

 và các sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum

Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, thương mại trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, liên kết sản phẩm, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm văn hóa, điểm du lịch của địa phương, kích hoạt và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định và nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân các dân tộc trong khu vực, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Kon Tum nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung cũng như tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, xúc tiến, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến bạn bè trong nước và quốc tế trong điều kiện bình thường mới.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của tỉnh từ ngày 23-24/4/2022, trong đó có các: Không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố; Không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc trên địa bàn Tỉnh; Không gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu và Không gian trưng bày kết nối với các doanh nghiệp du lịch giới thiệu các tour, tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục du lịch Hà Văn Siêu đến tham quan không gian trưng bày của Trung tâm TTXTDL tỉnh Kon Tum

Các bạn nhỏ thích thú khi xem thông tin du lịch về tỉnh Kon Tum

Nhiều sản phẩm OCOP của các huyện, thành phố và ấn phẩm Du lịch tỉnh được giới thiệu tại không gian trưng bày. Ảnh: TT

Không gian trưng bày lần này sẽ góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở OCOP cũng như các doanh nghiệp Du lịch có cơ hội quảng bá, giới thiệu, từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cho sản phẩm. Đồng thời, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và sử dụng sản phẩm chất lượng. Đây cũng là cơ hội cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, thương mại trong và ngoài tỉnh gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, liên kết sản phẩm, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm văn hóa, điểm du lịch của Tỉnh; các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm của địa phương.

Thiên Trang

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.