Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Khai thác các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS để phát triển du lịch


Ngày đăng: 22-05-2024

Thời gian qua, tỉnh ta dành nhiều nguồn lực đầu tư và huy động sự đóng góp của nhân dân vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Qua đó, tạo nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc để phát triển kinh tế du lịch mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

 

Cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh sở hữu kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng gắn với nhiều loại hình như tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán, lễ hội, được người dân gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều giá trị văn hóa của đồng bào DTTS tại chỗ của tỉnh đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Lễ Ét Dong của nhóm Jơ Lâng (dân tộc Ba Na) tại huyện Kon Rẫy, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na và dân tộc Gia Rai. Mặt khác, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS đã và đang trở thành động lực quan trọng để phát triển du lịch.

Xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) một trong những địa phương hiện đang khai thác tốt các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn để thu hút du khách đến tham quan, phát triển du lịch địa phương; đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch sinh thái, cộng đồng, trải nghiệm. Hiện tại, địa phương đang tích cực duy trì và củng cố, nâng cao chất lượng 2 làng du lịch cộng đồng gồm Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu và Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Ri. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tạo cảnh quan, trồng cây xanh, cây ăn trái xung quanh đường, vườn nhà, đăng ký làm du lịch homestay, giữ gìn các nghề dệt, thủ công truyền thống.

Các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa truyền thống thu hút du khách. Ảnh: H.T

Là một trong những người đầu tiên làm du lịch cộng đồng tại làng Kon Kơ Tu, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (chủ homestay Bích Ngọc) cho biết: Được sự vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương, tôi tận dụng đất vườn, đồi sẵn có để xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan, đưa những yếu tố văn hóa bản địa của đồng bào Ba Na vào cơ sở của mình nhằm tạo sự thích thú đối với khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng tôi liên kết với các hộ trong làng để đưa văn hóa truyền thống vào các sản phẩm du lịch như dịch vụ ngủ nghỉ, ăn uống gắn với tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống.

Với tiềm năng riêng có, Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông) đang từng bước phát triển mạnh mẽ, hướng đến trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, mang đẳng cấp quốc tế. Trong đó, việc khai thác, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa được huyện Kon Plông xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, mang bản sắc vùng miền để giúp phát triển du lịch bền vững.

Bên cạnh việc phát triển đa dạng các điểm đến, sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc truyền thống, tỉnh ta đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua nhiều sự kiện văn hóa, trải nghiệm khám phá thiên nhiên đặc sắc, từng bước khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch quốc gia, quốc tế.

Như trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều lễ hội, hoạt động, các hoạt động đặc sắc chào đón du khách đến với Kon Tum. Cụ thể, tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen tổ chức nhiều hoạt động thể thao, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực đã thu hút trên 50.000 lượt khách trong nước và quốc tế; các huyện Đăk Hà, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, tiêu biểu như Phiên chợ nông nghiệp sạch tại không gian “Đăk Hà ngày mùa”, Hội thi Ẩm thực Quốc tế “Dược liệu- Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”.

Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa bản địa. Ảnh: HT

Theo thống kê, trong 5 ngày (từ 27/4 – 1/5), với việc các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hoá độc đáo, hấp dẫn đã góp phần thu hút khách du lịch đến địa bàn tỉnh, với hơn 110.000 lượt khách, doanh thu đạt khoảng 47,5 tỷ đồng.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch gắn với các chương trình, đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, đến năm 2025, tỉnh ta phấn đấu kêu gọi xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 5 khách sạn cao cấp (từ 4-5 sao); đẩy mạnh phát triển khách sạn, nhà nghỉ ở phân khúc trung bình, bình dân; thu hút đầu tư 2 khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao; mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 1 làng văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch, xây dựng được từ 1-2 sản phẩm du lịch đặc trưng.

Ông Nguyễn Văn Bình- Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết: Thời gian qua, ngành VH,TT&DL tỉnh không ngừng nỗ lực, từng bước cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển văn hóa, con người trong hoạt động phát triển du lịch bền vững. Qua đó, góp phần tạo bước chuyển mạnh mẽ lĩnh vực du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Thời gian tới, ngành VH,TT&DL tỉnh tiếp tục tham mưu các cấp lãnh đạo, phối hợp với các ngành, các địa phương để tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nhất là trong quy hoạch, quản lý quy hoạch du lịch; huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch; ưu tiên sản phẩm đặc trưng, có bản sắc, nhất là trong lĩnh vực du lịch sinh thái, cộng đồng, nông thôn.   

Báo Kon Tum - Đăng ngày 20/05/2024

Hoàng Thanh

TIN TỨC LIÊN QUAN

Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu Biểu Xuất Khẩu 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 27-3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu Biểu Xuất Khẩu 2025 đã chính thức khai mạc tại TP.HCM, do UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Sự kiện thu hút gần 750 doanh nghiệp trong nước và hơn 200 nhà mua hàng quốc tế đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tưng bừng khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(TITC) - Sáng ngày 03/4, lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 do Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “ Hội tụ và tỏa sáng” tại Công viên 23/9.

Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh ta tập trung đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo bước đột phá trong ngành “công nghiệp không khói”. Qua đó, du lịch của tỉnh có những tín hiệu khởi sắc, góp phần tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

(TITC) - Tối 25/3, Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu với quy mô cấp quốc gia và tầm quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Huế phối hợp tổ chức.