Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Giải pháp nào để phát triển sản phẩm “ Du lịch chuyên đề” ở Kon Tum.


Ngày đăng: 29-04-2021

“Từ lâu, thế giới đã nhận thức rằng phát triển du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2473/QĐ-TTg và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ) cũng khẳng định tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội, và vạch ra phạm vi, đối tượng phát triển du lịch một cách rộng rãi bao gồm cả thành phố và khu vực nông thôn” (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu).

Quan điểm phát triển dựa trên phát huy lợi thế về giá trị di sản văn hóa và sinh thái đặc biệt là các yếu tố văn hóa truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch chất lượng và bền vững có sức cạnh tranh, mở ra cơ hội cho các địa phương lựa chọn những mô hình du lịch phù hợp, cách làm du lịch hay là xu hướng để du lịch phát triển bền vững.

Kon Tum có tiềm năng rất lớn để phát triển sản phẩm “du lịch chuyên đề” xứng danh vùng đất huyền thoại.

Nối vòng xoang trải nghiệm “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” của công ty Vietnam Discovery tại Kon Tum.

Kon Tum vùng đất còn ẩn chứa trong nó cả một nền văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú. Còn đó: khu “Di chỉ khảo cổ học Lung Leng của người tiền sử thời đồ đá cũ cách đây khoảng hơn 40 nghìn năm; những bài sử thi(trường ca: Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai đầy huyền ảo)

Vùng đất này còn là nơi sinh sống lâu đời của 07 dân tộc thiểu số tại chỗ như: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm và H’rê. Mỗi dân tộc lại mang những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, riêng biệt tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa trong đó “không giang văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Vì vậy du lịch trải nghiệm để biết, đi để học hỏi hay nghiên cứu sẽ hấp dẫn hơn bao giờ hết nhằm để thu hút du khách ở lại với Kon Tum.

Với sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ, chúng ta có thể xây dựng và tạo ra các sản phẩm/tour du lịch có thể gọi là “cao cấp” theo chủ đề sau:

         Một là: Du lịch trải nghiệm Văn hóa, ẩm thực đặc sản địa phương: Phù hợp cho công tác nghiên cứu, học tập đối với các chuyên gia, sinh viên, học sinh thông qua một số các hoạt động: học diễn tấu cồng chiêng; học đan lát; học dệt thổ cẩm, kéo sợị, nhuộm vải….

          Hai là: Du lịch hành hương-thăm chiến trường xưa: Khám phá trải nghiệm đồi Charlie - điểm cao 1015; Khám phá đỉnh Chư Tan Kra – điểm bay dù lượn và trải nghiệm Lòng hồ thủy điệm Ya Ly….

Ba là: Du lịch khám phá thiên nhiên: tại khu điểm được công nhận danh hiệu Vườn di sản Asean: vườn quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy) và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Đak Glei và Tu Mơ Rông).

Bốn là: Du lịch nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu kết hợp nghỉ dưỡng, thiền Yoga, tham quan vườn trồng và sản xuất sâm dây Ngọc linh tại các huyện Đak Glei và Tu Mơ Rông hay Măng Đen của huyện Kon Plong….

Ngắm mây trên đỉnh Charlie - điểm cao 1015

Tuy nhiên, cần ưu tiên trên hết phải gắn với người dân địa phương, với mục tiêu là phát triển du lịch không nằm ngoài việc tạo nguồn thu nhập, nâng cao sinh kế, thay đổi cuộc sống của người dân địa phương tại chỗ theo hướng tích cực nhất có thể.

Ở Việt Nam nhu cầu du lịch đang từng ngày phát triển, đòi hỏi các địa phương đang làm du lịch nói chung và các công ty lữ hành nói riêng phải luôn luôn tìm kiếm, đổi mới , nâng cao giá trị sản phẩm du lịch, dịch vụ nhằm giải quyết nhu cầu khách hàng; dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình chương trình/ tour du lịch mới, trong đó có du lịch theo “chuyên đề, chủ đề”.

Bởi vì ngoài mục đích vui chơi giải trí loại hình du lịch theo “chuyên đề, chủ đề” này còn mang lại nhiều giá trị giáo dục thiết thực khác giúp quý khách hàng có cơ hội trải nghiệm tốt nhất và hiểu được sâu hơn các giá trị cốt lõi về văn hóa, con người và thiên nhiên.

 Một học giả người Pháp Jacques Dournes từng nói: “Nếu phải hiểu để có thể yêu, thì lại phải yêu để có thể hiểu”( If must understand in order to love, then must love in order to understand) như để khẳng định giá trị đích thực của loại hình du lịch này./.                                                                           

Bài và ảnh Tâm Siu.

 

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu Biểu Xuất Khẩu 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 27-3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu Biểu Xuất Khẩu 2025 đã chính thức khai mạc tại TP.HCM, do UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức. Sự kiện thu hút gần 750 doanh nghiệp trong nước và hơn 200 nhà mua hàng quốc tế đến từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tưng bừng khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(TITC) - Sáng ngày 03/4, lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 do Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “ Hội tụ và tỏa sáng” tại Công viên 23/9.

Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh ta tập trung đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo bước đột phá trong ngành “công nghiệp không khói”. Qua đó, du lịch của tỉnh có những tín hiệu khởi sắc, góp phần tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

(TITC) - Tối 25/3, Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu với quy mô cấp quốc gia và tầm quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Huế phối hợp tổ chức.