Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Du lịch Kon Tum kỳ vọng khởi sắc sau dịch COVID-19


Ngày đăng: 17-11-2021

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với các lĩnh vực khác trong xã hội, lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng nặng nề.

Chú thích ảnh

Trong 10 tháng năm 2021, tỉnh Kon Tum chỉ đón trên 190.000 lượt khách đến các điểm du lịch, đạt khoảng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh tư liệu: kontumtourism.com.vn

ADVERTISING

Tại tỉnh Kon Tum, trong 10 tháng năm 2021, tỉnh chỉ đón trên 190.000 lượt khách đến các điểm du lịch, đạt khoảng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Với quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các kế hoạch thực hiện các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trong tình hình mới, từng bước đưa du lịch của địa phương khởi sắc trở lại. 

Các điểm du lịch sẵn sàng đón khách

Nằm ở phía Bắc khu vực Tây Nguyên, Kon Tum là “ngôi nhà chung” của 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Bên cạnh núi non hùng vĩ, cảnh sắc tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, tỉnh đã khai thác rất tốt lợi thế từ cộng đồng thôn, làng của đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Mô hình “làng du lịch cộng đồng” đã được tỉnh thực hiện từ nhiều năm nay, mang đến những trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Làng văn hóa Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi là một ngôi làng “du lịch” nổi tiếng của tỉnh Kon Tum. Nằm trên tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), làng Đăk Răng có khoảng 105 hộ, với trên 300 nhân khẩu là người Giẻ Triêng. Từ lâu, làng là điểm đến ưa thích của nhiều du khách, bởi điều kiện giao thông thuận lợi, cùng các nét văn hóa đặc trưng của người Giẻ Triêng như nhạc cụ, thổ cẩm, hát dân ca,…

Già A Brol Vẻ (sinh năm 1945, già làng Đăk Răng) cho biết, khi chưa có dịch COVID-19, mỗi năm làng đón từ 8 - 10 đoàn khách đi theo tour đến tham quan, du lịch. Để phục vụ khách chu đáo, làng đã thành lập các nhóm nghệ nhân chơi nhạc cụ truyền thống của dân tộc, đan lát, dệt thổ cẩm, hát dân ca, mỗi nhóm có từ 5 - 10 người. Ngoài ra, làng còn thành lập các nhóm phục vụ ẩm thực, làm công tác hậu cần và đảm bảo an ninh trật tự, giúp du khách có được trải nghiệm đầy đủ về các nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của làng.

“Gần một năm nay, do dịch COVID-19, làng không đón khách nữa. Tuy nhiên, các nhóm nghệ nhân và người phục vụ vẫn được duy trì, tập luyện, sẵn sàng hoạt động để phục vụ du khách khi tỉnh đồng ý cho hoạt động du lịch trở lại. Dân làng mong dịch bệnh sớm qua đi để được đón khách du lịch, quảng bá hình ảnh và văn hóa dân tộc và tăng thu nhập cho người dân”, già A Brol Vẻ tâm sự.

Được thành lập vào tháng 7/2020, làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu được kỳ vọng là điểm đến lý tưởng cho các du khách muốn khám phá nét văn hóa, kiến trúc độc đáo của người Banar. Làng có 144 hộ với trên 800 nhân khẩu, số nhà giữ được nét độc đáo của nhà sàn truyền thống chiếm tới hơn 50%. Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức các món ăn mang phong cách riêng của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa như cơm lam, gà nướng, cá sông… cũng như hòa mình vào các lễ hội múa xoang, múa cồng chiêng hay các lễ hội truyền thống khác khi đến với làng du lịch này.

Ông A Đưn, Trưởng làng Kon Kơ Tu cho biết, trước đây, làng đón khoảng 700 - 900 lượt khách du lịch mỗi năm. Kể từ khi thành lập làng du lịch cộng đồng, ngày càng nhiều du khách tìm đến, tăng từ 10 – 20% so với trước. 4 tháng đầu năm 2021, gần 600 lượt khách đến làng, nhiều du khách lưu trú qua đêm tại các homestay, mang đến nguồn thu khá cho các hộ trong làng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5/2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, làng đã không mở cửa đón khách.
“Dù không đón khách nhưng đội múa xoang, múa cồng chiêng với khoảng 30 nghệ nhân vẫn thường xuyên tập luyện, các homestay và các hộ trong làng luôn sẵn sàng đón khách đến tham quan khi được phép hoạt động trở lại. Chúng tôi gia cố các công trình kiến trúc, nhà rông, nhà sàn và nâng cao tay nghề nấu ăn cho các hộ đăng ký homestay để không chỉ nấu được những món ăn truyền thống của người Banar mà còn nấu được các món ăn khác khi du khách yêu cầu”, ông A Đưn chia sẻ.
Chính sách phục hồi du lịch
Theo ông Đỗ Văn Minh, Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, thực hiện Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành, hướng dẫn của Bộ về việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung ban hành Kế hoạch triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo tình hình dịch COVID-19.
Theo đó, chính sách phục hồi du lịch, thu hút du khách của tỉnh Kon Tum sẽ được chia làm ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu được thực hiện từ cuối năm 2021 đến cuối quý II/2022, với mục tiêu tập trung tạo điều kiện khôi phục hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lữ hành, lưu trú, các điểm tham quan, vui chơi giải trí… Đồng thời, tỉnh xác định thị trường nội địa là đòn bẩy để phục hồi du lịch tỉnh sau đại dịch; đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa từ năm 2022, nhất là từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn ba sẽ được thực hiện từ quý II/2022 đến hết năm 2023, tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; phục hồi hoàn toàn hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.
Để thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ông Đỗ Văn Minh cho biết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum sẽ tổ chức các tour du lịch kích thích, phục hồi thị trường theo hình thức khép kín, đi về trong ngày. Các điểm đến tham quan thuộc địa bàn đã kiểm soát được dịch bệnh, tổ chức các sự kiện kích cầu du lịch, các sự kiện văn hóa, thể thao có quy mô lớn để thu hút khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát.
Ngoài ra, ngành tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và chiến dịch truyền thông, xúc tiến hình ảnh “Kon Tum - An toàn, thân thiện, mến khách” đối với các thị trường nội địa; liên kết các thị trường nội địa, quốc tế tiềm năng; đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, tập trung chỉ đạo cơ sở kinh doanh lưu trú, lữ hành, các khu, điểm du lịch chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
“Đặc biệt, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum sẽ phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường, đảm bảo an toàn và tạo được sức bật cho du lịch. Trong đó du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái tự nhiên có Khu du lịch sinh thái Măng Đen, điểm du lịch Eric Spa,…; du lịch văn hóa cộng đồng có làng Kon Kơ Tu, làng Kon Pring; du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn có điểm Ê Ban Farm hay Thiện Mỹ Farm… Các điểm du lịch khép kín như Bảo tàng tỉnh, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum, Chư Tan Kra, Ngục Đăk Glei… sẽ thu hút du khách đến với Kon Tum, tạo đà cho du lịch Kon Tum phục hồi và phát triển sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát”, ông Đỗ Văn Minh khẳng định.

Nguồn: Báo tin tức

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.