Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Đồng chí Võ Văn Tần – Người chiến sĩ Cộng sản kiên cường quả cảm


Ngày đăng: 23-07-2021

Đồng chí Võ Văn Tần sinh tháng 8/1891 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước ở làng Đức Hòa (nằm ven sông Vàm Cỏ Đông). Huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An).

Tượng đài đồng chí Võ Văn Tần tại Long An (ảnh: Nguồn internet)

Năm 1923, do tham gia đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý cùng nông dân, đồng chú Võ Văn Tần bị thực dân Pháp bắt giam khép tội “cầm đầu các cuộc chống đối”, nhưng không có chứng cứ để khép án nên buộc phải trả tự do.

Đến năm 1926, do chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng yêu nước của Nguyên An Ninh, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập và là hội viên cốt cán của hội kín Nguyễn An Ninh (tức Thanh niên Cao vọng Đảng). Cuối năm 1926, đồng chí Võ Văn Tần quyết định tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam kỳ, đánh dấu bước chuyển biến tất yếu từ lập trường yêu nước sang lập trường giai cấp vô sản.

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò là Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản xã Đức Hòa, đồng chí Võ Văn Tần dẫn đầu cuộc biểu tình của nông dân Đức Hoà ngày 4/6/1930. Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn ở Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng; là đỉnh cao của phong trào cách mạng ở Chợ Lớn, Tân An.

Tháng 6/1931, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Tháng 6/1932, Đồng chí đứng ra thành lập cơ quan Liên huyện ủy Hóc Môn – Bà Điểm – Đức Hòa và tổ chức viết báo “Cờ lãnh đạo” (sau này được nâng chuyển thành cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy Nam kỳ). Cuối năm 1932, đồng chí Võ Văn Tần chuyển sang làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Đề nghị Tỉnh ủy Gia Định ra tờ báo “Lao động” để tuyên truyền hướng dẫn giáo dục Đảng viên và giác ngộ quyền lợi giai cấp cho quần chúng lao động.

Từ năm 1933 đến năm 1934, đồng chí Võ Văn Tần dành nhiều công sức để liên lạc và tổ chức các hoạt động của Đảng giữa liên tỉnh miền Đông và miền Tây, cũng như tham gia công việc xây dựng lại Xứ ủy Nam kỳ.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3-1938, đồng chí Võ Văn Tần được bầu vào thường vụ Trung ương và góp phần xây dựng chính sách mới của Đảng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ. Đồng chí Võ Văn Tần đã góp phần chỉ đạo thành công hoạt động của Đảng trong cao trào cách mạng 1936-1939 ở Nam kỳ; hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở, bảo đảm an toàn về mặt tổ chức của Đảng; có nhiều đóng góp tích cực về mặt định hướng chiến lược và quan điểm lý luận cho thành công Hội nghị Trung ương IV (25/8-4/9/1937), Hội nghị Trung ương V (29-30/1938), Hội nghị Trung ương VI (6-8/1939).

Ngày 28-8-1941, đồng chí Võ Văn Tần bị thực dân Pháp đưa ra xử bắn cùng với các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh  Khai, Nguyễn Hữu Tiến (Hải Đông) tại trường bắn Sở Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn)

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng oanh liệt và vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Nam bộ, đồng chí Võ Văn Tần thuộc thế hệ chiến sĩ cách mạng tiền bối, lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. 50 tuổi đời, hơn 15 năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi, Đồng chí đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Với phương pháp, nguyên tắc, kinh nghiệm hoạt động bí mật; linh hoạt, sáng tạo và sâu sát với quần chúng; sự hiểu biết thực tiễn sâu sắc, tư duy sắc sảo và kiên định, đồng chí Võ Văn Tần đã gợi mở cho Đảng hình thành lên các hình thức tổ chức và hoạt động thích hợp trong quá trình lãnh đạo phong trào quần chúng rộng lớn chuẩn bị tới cao trào cách mạng 1939 – 1945.

Đồng chí Võ Văn tần là tấm gương sáng về nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn. Đồng chí thường nói: “Mình làm cách mạng mà không để cho nhân dân tin tưởng ở lời nói và việc làm của mình thì khó mà làm cách mạng được”. Bởi vậy, trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, dù ở đâu, đến đâu, hay trên cương vị công tác nào, đồng chí Võ Văn Tần cũng đều nhận được tình cảm trân trọng, quý mến, sự giúp đỡ vô tư chí tình của đồng chí, đồng bào, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Cũng chính tác phong gương mẫu và gần gũi với mọi người, đồng chí  luôn nhạy bén, nắm bắt được những vấn đề cốt lõi từ thực tiễn cách mạng, kịp thời có những ý kiến đề xuất với Đảng các vấn đề quan trọng về đường lối và sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng. Trong cuộc sống, đồng chí Võ Văn Tần sống rất giản dị, tôn trọng và gần gũi mọi người, là tấm gương mẫu mực đối với đồng chí, đồng đội và gia đình.

Cuộc  đời đồng chí Võ Văn Tần là một tấm gương cao đẹp về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng, về ý chí và tinh thần cách mạng của một chiến sỹ cộng sản kiên cường quả cảm. Hoạt động cách mạng trong thời kỳ Đảng mới thành lập, phong trào cách mạng liên tục bị kẻ thù khủng bố, cơ quan lãnh đạo của Đảng nhiều lần bị tan vỡ, bản thân bị kẻ thù truy lùng ráo riết, bất chấp hy sinh gian khổ, đồng chí Võ Văn Tần luôn kiên định con đường đã chọn, bền bỉ hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng. Sự kiên định của Võ Văn Tần là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng về lý tưởng sống để thế hệ trẻ noi theo và học tập.

Hồng Khoa.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.