Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Đẩy mạnh khai thác phát triển "du lịch văn hóa”


Ngày đăng: 22-05-2023

Thời gian qua, tỉnh ta đẩy mạnh khai thác, phát triển loại hình “du lịch văn hóa” mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương đã thu hút đông đảo khách đến tham quan.

Ông Đỗ Văn Minh- Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: “Tỉnh ta xác định, khai thác các yếu tố văn hóa của đồng bào DTTS phục vụ phát triển du lịch ở khu vực nông thôn phải đảm bảo hợp lý, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch, đảm bảo hài hòa với không gian, đặc trưng văn hóa của địa phương; ưu tiên các mô hình có sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương và có hiệu quả kinh tế; nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành phần trong chuỗi giá trị du lịch để nâng cao hiệu quả”.

Theo đó, tỉnh đẩy mạnh việc hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống, các loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; phát triển các nghệ nhân; phục dựng mô hình sản xuất các sản phẩm đặc sản, truyền thống… để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế.

Các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh dần hướng đến việc trải nghiệm, gia tăng cảm xúc thực tế cho du khách. Ảnh: H.T

Công tác bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng; xây dựng các khu trưng bày, không gian văn hóa các DTTS; xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế; chú trọng phát triển, nâng tầm các sản phẩm OCOP làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách. Đến nay, toàn tỉnh có 205 sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao, đều là những sản phẩm mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương, thu hút sự quan tâm của khách du lịch.

Tỉnh cũng đã xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, gắn với phát huy và bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống của các dân tộc như du lịch di sản văn hóa; du lịch về nguồn; du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa, du lịch lễ hội. Qua đó, các sản phẩm du lịch góp phần quảng bá hình ảnh thiên nhiên, truyền thống lịch sử- văn hóa của cộng đồng các dân tộc Kon Tum với những nét riêng biệt, độc đáo, đã và đang trở thành thương hiệu đặc trưng cho du lịch của tỉnh.

Đối với du lịch văn hóa- tôn giáo, tỉnh ta có các sản phẩm du lịch đặc sắc như: Du lịch văn hóa - tâm linh kết hợp tham quan các công trình văn hóa tôn giáo Chùa Khánh Lâm - Măng Đen; Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục Kon Tum. Du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng với hệ thống các điểm du lịch độc đáo như: Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum; Khu di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Khu di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen…; cầu treo Kon Klor và hệ thống tượng nhà mồ tại các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, tượng dân gian Tây Nguyên; Di tích lịch sử Điểm cao 1015, 1049.

Cùng với các điểm đến văn hóa, lịch sử, tỉnh còn đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Du khách không chỉ được nghỉ ngơi, thư giãn mà còn được khám phá, tìm hiểu những hoạt động trong đời sống thường ngày của người dân, những tập tục xa xưa.

Về du lịch sinh thái, tỉnh chú trọng phát triển loại hình du lịch tham quan, dã ngoại (Vườn quốc gia Chư Mom Ray, điểm du lịch thác Pa Sỹ - Măng Đen, điểm du lịch Hồ Đăk Ke - Măng Đen,...). Đối với du lịch cộng đồng, du khách được thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm đời sống của người dân bản địa, trong đó toàn tỉnh có 12 điểm du lịch được công nhận đó là: Làng du lịch cộng đồng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), Làng du lịch cộng đồng Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), Điểm du lịch A Biu (xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum), Điểm du lịch hồ Đam Bri, thác Pa Sỹ, Làng Văn hóa - du lịch Kon Pring, Điểm du lịch nhà máy rượu vang sim, Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), Điểm du lịch sinh thái Êban Farm, Thiện Mỹ Farm (xã Măng Cành, huyện Kon Plông), Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông).      

Theo ông Đỗ Văn Minh, khu vực nông thôn của tỉnh là nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc có thể khai thác phát triển du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch ở khu vực này còn hạn chế, một phần do vướng mắc về các văn bản pháp luật chưa đồng bộ, chưa thu hút được các nhà đầu tư, người dân tiếp cận được hoạt động du lịch một cách bài bản. Bên cạnh đó, một số văn bản quy định, hướng dẫn về Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 khi triển khai còn một số khó khăn bất cập giữa nhiệm vụ, kinh phí thực hiện.

“Tỉnh đang tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, khẳng định thương hiệu và nâng cao khả  năng cạnh tranh bằng những sản phẩm chất lượng, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch văn hóa, qua  đó góp phần phát triển lĩnh vực du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương” - ông Đỗ Văn Minh cho biết thêm.

Hoàng Thanh

Nguồn: Báo kon tum - đăng ngày 20/05/2023

TIN TỨC LIÊN QUAN

Phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Sáng 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phát động Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT; bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương và nhà tài trợ.

Độc đáo đàn T’rưng nước của người Gia Rai

Với những người yêu mến văn hóa truyền thống của các DTTS, mỗi lần gặp nghệ nhân ưu tú A Huynh (làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) lại thêm một sự bất ngờ, thú vị. Lần này, điều mới mẻ, đáng ngưỡng mộ chính là anh đã làm sống lại đàn T’rưng nước của người Gia Rai.

Nữ nghệ nhân tiêu biểu của người Hà Lăng

Đã qua tuổi 70, bà Y Rưa (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), vẫn nhanh nhẹn, khỏe khoắn, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo) - một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà cho biết: “Trước đây, khi chưa biết dệt các tấm thổ cẩm, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng. Thường chúng tôi chọn vỏ của cây hmúa và cây gdua để làm. Hai loại cây này mọc nhiều ở rừng, có vỏ vừa đủ độ rộng, dài, dẻo, mềm và bền thích hợp làm tấm khố, váy, áo”.