Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

17 di sản văn hóa phi vật thể được vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia


Ngày đăng: 15-08-2024

Bộ VHTTDL vừa ban hành các Quyết định số: 2306, 2313, 2314, 2315, 2316, 2317, 2319, 2320,2321, 2322, 2324, 2325, 2326, 2328/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Hà Nội, Phở Nam Định, Tri thức dân gian mỳ Quảng và 14 di sản văn hóa phi vật thể khác.

Phở Hà Nội được công nhận di sản phi vật thể quốc gia

Theo QĐ 2328/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký và ban hành, phở Hà Nội trở thành di sản phi vật thể quốc gia. Bộ VHTTDL đưa phở Hà Nội vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, có yếu tố của loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng. Một số quán phở nổi tiếng của Hà Nội cũng có tên trong danh mục của Michelin. Phở Hà Nội và phở Nam Định cùng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dịp này.

"Phở Nam Định" trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa ban hành QĐ 2326/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Tri thức dân gian Phở Nam Định tỉnh Nam Định". "Phở Nam Định" được đánh giá đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của di sản phi vật thể quốc gia với tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. 

Phở Hà Nội được công nhận di sản phi vật thể quốc gia Theo QĐ 2328/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký và ban hành, phở Hà Nội trở thành di sản phi vật thể quốc gia. Bộ VHTTDL đưa phở Hà Nội vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, có yếu tố của loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng. Một số quán phở nổi tiếng của Hà Nội cũng có tên trong danh mục của Michelin. Phở Hà Nội và phở Nam Định cùng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dịp này.

Tri thức dân gian mỳ Quảng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định 2327/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối đưa mỳ Quảng, tỉnh Quảng Nam. Cùng với mỳ Quảng, phở Nam Định, phở Hà Nội cũng vừa được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian.

Nghề ướp trà sen Quảng An được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tại QĐ 2316/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký ban hành, Nghề ướp Trà sen Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trà sen được coi là một loại danh trà công phu bậc nhất trong dòng trà ướp hương. Nghề làm trà sen ở Quảng An có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và minh chứng cho quá trình khai phá, tận dụng lợi thế của tự nhiên của con người nơi đây với giống sen bách diệp và biến nó trở thành danh trà của người Việt.

Tri thức may, mặc áo dài Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12/8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành QĐ 2320/QĐ-BVHTTDLvề việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thừa Thiên-Huế hiện thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng cho vùng đất này.

Nghề làm nhang ở Tây Ninh: Phát triển du lịch làng nghề gắn với bảo lưu văn hóa truyền thống

Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa có QĐ 2306/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống - Nghề làm nhang tỉnh Tây Ninh. Nghề làm nhang ở Tây Ninh là một trong những nghề thủ công truyền thống tồn tại từ xưa đến nay, thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa - tâm linh của cư dân địa phương.

Nghi lễ "Tết Xíp xí" được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định 2313/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng huyện Quỳnh Nhai, Phù Yên tỉnh Sơn La ".

Đặc sắc nghệ thuật trang trí cây nêu - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.8, Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho biết, Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa ký Quyết định QĐ 2323/QĐ-BVHTTDL công nhận nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor (H. Trà Bồng, Quảng Ngãi) trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào dân tộc Cor (Quảng Ngãi) tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu từ hàng ngàn năm trước, được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn của cộng đồng dân tộc Cor.

Tại Quyết định Quyết định 2324/QĐ-BVHTTDL Bộ VHTTDL đưa Nghề thủ công truyền thống NGHỀ LÀM GỐM Ở SA HUỲNH Xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi  vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại Quyết định Quyết định 2322/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm của người Mường - Phú Thọ

Tại Quyết định Quyết định 2318/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Gầu tào của người Mông - Yên Bái

Tại Quyết định Quyết định 2321/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer - Trà Vinh

Tại Quyết định 2319/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ Xên đông (Cúng rừng) của người Thái - Yên Bái

Tại Quyết định 2317/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Ru ún (hát ru) của người Mường - Thanh Hóa

Tại Quyết định 2314/QĐ-BVHTTDL,Bộ VHTTDL Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Tiên La - Bắc Giang

Tại Quyết định 2315/QĐ-BVHTTDL Bộ VHTTDL Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai - Bắc Giang

Tại Quyết định 2316/QĐ-BVHTTDL Bộ VHTTDL Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề ướp trà sen Quảng An - Hà Nội

Tại Quyết định 2325/QĐ-BVHTTDL, Bộ VHTTDL Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội giã cốm của người Tày - Tuyên Quang

Tại Quyết định 2306/QĐ-BVHTTDL,Bộ VHTTDL Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm nhang - Tây Ninh

Nguồn Tạp Chí Du Lịch - 14/8/2024

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tưng bừng khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(TITC) - Sáng ngày 03/4, lễ khai mạc Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 21 năm 2025 do Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Thành phố phối hợp tổ chức với chủ đề “ Hội tụ và tỏa sáng” tại Công viên 23/9.

Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh ta tập trung đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo bước đột phá trong ngành “công nghiệp không khói”. Qua đó, du lịch của tỉnh có những tín hiệu khởi sắc, góp phần tạo việc làm cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025: Biểu tượng của sự đổi mới và phát triển dựa trên di sản

(TITC) - Tối 25/3, Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu với quy mô cấp quốc gia và tầm quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Huế phối hợp tổ chức.

Làng cà phê Kon Chênh- “điểm nhấn” trong phát triển du lịch cộng đồng

Từ khi sửa chữa lại khuôn viên nhà ở để đưa vào kinh doanh dịch vụ homestay, chị Y The, sinh sống ở thôn Kon Chênh, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) trở nên bận rộn, vì cơ sở homestay là “điểm đến” của nhiều du khách và người quen gần xa. Mỗi khi có khách ghé thăm, chị Y The đều tự tay pha những ly cà phê xứ lạnh để mời khách thưởng thức.