Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Đăk Hà – Lời mời gọi du khách từ xứ sở cà phê


Ngày đăng: 04-11-2022

Nằm ở phía bắc thành phố Kon Tum với hơn 20 km dọc theo quốc lộ 14, là một trong những vùng trồng cà phê có thứ hạng ở Việt Nam, Đăk Hà được mệnh danh là thủ phủ cà phê của tỉnh Kon Tum, với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với chất lượng của hơn 9.000 ha cà phê được thu hoạch và chế biến hằng năm, là một vùng đất luôn tiềm ẩn trong mình một sức hút lớn lao, chẳng thế mà trong thời gian gần đây, Đăk Hà đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan.

          Từ những bình nguyên bao la của vùng đất ba zan màu mỡ

          Được xem như là một bình nguyên của phố núi Kon Tum, mảnh đất Đăk Hà đã mang trong lòng một vùng đất mênh mông, bằng phẳng và là tuyệt phẩm của vùng đất đỏ ba zan thuộc khu vực bắc Tây Nguyên với cái nắng hun hút của vùng nhiệt đới gió mùa đi cùng với 2 mùa mưa, nắng đã sản sinh ra những hạt cà phê vừa thơm, vừa giòn và vừa đậm đà hương sắc của riêng một thủ phủ cà phê của phố núi Kon Tum.

Trang trại cà phê tại xã Hà Mòn huyện Đăk Hà

Những năm gần đây, được chính quyền địa phương quan tâm cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Đăk Hà, sản phẩm nơi đây đã vươn đến các thị trường trong nước và quốc tế, một số sản phẩm chủ lực đã được ký kết nhiều hợp đồng, hợp tác liên doanh với các nước như Thụy Sỹ, Bỉ, Mỹ. Đồng thời đã kết nối, cung ứng sản phẩm cho các trung tâm siêu thị, trung tâm thương mại các tỉnh, thành phố trong cả nước như hệ thống Trung tâm thương mại Lotte, tập đoàn bán lẻ Aeon tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang…, góp phần không nhỏ vào ngân sách của địa phương và nâng cao đời sống nhân dân vùng đất bazan màu mỡ của khu vực bắc Tây Nguyên.

          Trao đổi với chị Mai, quản lý của HTX Nông nghiệp sản xuất và thương mại Sáu Nhung cho biết: Nếu như trước đây người dân Đăk Hà chỉ tập trung vào canh tác và sản xuất nguyên liệu thô thì trong khoảng vài năm trở lại, nhiều người đã lấn sân sang lĩnh vực chế biến cà phê rang xay, tạo thành thương hiệu và dần chinh phục các thị trường khó tính. Tiêu biểu, Đăk Hà đã xây dựng thành công các thương hiệu là Cà phê Đăk Hà của Công ty XNK Cà phê Đăk Hà; Cà phê ĐakMark của Công ty TNHH Nguyên Huy Hùng; Cà phê Sáu Nhung của HTX Nông nghiệp Sản xuất & Thương mại Sáu Nhung; hay một thương hiệu trẻ được đông đảo người sành cà phê yêu thích hiện nay là Chậm Coffee.

          Đến lời mời gọi du khách từ xứ sở cà phê

Với lợi thế của vùng đất ba zan màu mỡ, nổi tiếng với thương hiệu cà phê, là một trong những sản phẩm thiết thực để hấp dẫn du khách bằng một sản phẩm có chất lượng với tour du lịch khám phá các trang trại cà phê bao la, tìm hiểu cách trồng và chế biến cà phê qua các sân phơi cà phê bạt ngàn của vùng đất ba zan màu mỡ.

 

Sân phơi cà phê của HTX nông nghiệp sản xuất và thương mại Sáu Nhung

Trong những năm qua, chính quyền Đăk Hà đã xây dựng nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển, sản xuất cà phê theo hướng bền vững; kết hợp lợi thế để khai thác du lịch có hiệu quả, người dân được hỗ trợ vay vốn để trồng cà phê và tham gia quảng bá, kêu gọi du khách để từ đó hình thành nên những điểm du lịch hấp dẫn tại huyện Đăk Hà. Điều này đã giúp nhiều hộ dân đổi đời, diện mạo toàn huyện nhờ đó cũng có sự cải thiện toàn diện. Anh Tr. An, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Cách đây vài năm, khi đi công tác tại Đăk Hà, vùng đất này vẫn chỉ trông thấy toàn cà phê từ trồng trọt, thu hoach, chế biến, xuất khẩu nhưng hiện tại anh quay lại đã có nhiều đổi khác. Đăk Hà hiện đang chuyển mình với các làm du lịch, du khách đến với Đăk Hà ngày càng nhiều hơn và cảm thấy rằng cách khai thác du lịch kết hợp với xứ sở cà phê nơi đây thật hiệu quả, với cách làm bền vững và đang là một trong những địa phương khai thác mô hình du lịch xanh theo chủ trương của Chính phủ.

Trao đổi với anh Trần Anh Dũng, Trưởng phòng Văn hóa -Thông tin huyện anh tâm sự: Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-BCT ngày 16/01/ 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới, trong những năm gần đây huyện Đăk Hà đã xây dựng nhiều mô hình để phát triển du lịch, chủ động xây dựng các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch huyện thông qua sản phẩm chủ lực là cây cà phê để thu hút du khách. Hằng năm huyện đã tổ chức các Hội chợ Thương mại - Du lịch để quảng bá và liên kết với các Công ty du lịch trong và ngoài nước để kêu goi du khách, từ đó lượng khách đến với huyện ngày càng nhiều hơn. Từ đầu năm 2022, sau khi khống chế đợt dịch Covid- 19 lần thứ hai, lượng khách đến Đăk Hà trong 6 tháng đầu năm hơn 150.000 lượt, chủ yếu là tham quan và mua các sản phẩm từ xứ sở cà phê của thủ phủ Bắc Tây Nguyên.

Để du lịch huyện Đăk Hà phát triển theo hướng bền vững, tạo điểm nhấn thu hút du khách, huyện xác định vừa khai thác tốt các tiềm năng du lịch hiện có, vừa chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc địa phương nơi đây, phát triển các sản phẩm lưu niệm, quà tặng từ sản phảm cà phê để thu hút thị hiếu của du khách. Với cách làm hiệu quả này, hy vọng trong thời gian không xa Đăk Hà sẽ là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tour của du khách trên cả nước./.

Bài và ảnh: Vũ Hoàng Lê

  

TIN TỨC LIÊN QUAN

Kon Plông: Phát triển du lịch đặc thù, trở thành trung tâm du lịch xanh

Với chủ trương đúng đắn của địa phương, những năm gần đây, huyện Kon Plông tập trung khai thác những tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng xây dựng điểm đến sinh thái, nghỉ dưỡng hấp dẫn, hướng đến mô hình du lịch xanh, bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Kon Plông: Gắn kết di sản văn hóa và du lịch cộng đồng

Từ nguồn lực di sản văn hóa, các mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Kon Plông đã hình thành, phát triển. Đặc biệt, thông qua du lịch cộng đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngành du lịch tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng rõ nét vào tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.

KON TUM – VÙNG ĐẤT HUYỀN THOẠI TỎA SÁNG TẠI TRIỂN LÃM “KHÔNG GIAN DU LỊCH, DI SẢN VĂN HÓA, DANH THẮNG VÀ SẢN PHẨM THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM”

Tối ngày 27/4/2025, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Huế, Triển lãm “Không gian Du lịch, Di sản văn hóa, Danh thắng và Sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” đã long trọng khai mạc, quy tụ 29 tỉnh, thành trên cả nước cùng những sắc màu văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Giữa dòng chảy đa sắc ấy, Kon Tum – vùng đất đại ngàn Tây Nguyên, với không gian trưng bày đầy tinh tế và chiều sâu, đã thực sự tỏa sáng, để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.