Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Điểm du lịch Thác Pa Sỹ - Nàng thơ của Măng Đen.


Ngày đăng: 04-11-2022

Du khách đến với khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen không thể bỏ qua điểm du lịch “Thác Pa Sỹ” nơi được mệnh danh là “Nàng Thơ của Măng Đen” mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng nhưng lại toát lên vẻ đẹp thơ mộng quyến rũ của một thiếu nữ Tây Nguyên.

Điểm du lịch thác Pa Sỹ thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Ngọn thác cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 9km. Với tổng diện tích là 25ha cùng với độ cao khoảng 45m đổ từ trên cao xuống, và độ cao khoảng 1500 mét so với mực nước biển. Khí hậu ở đây đặc biệt rất trong lành và mát mẻ quanh năm. Tương truyền, thác Pa Sỹ gắn liền với truyền thuyết “ Bảy hồ, ba thác” là câu chuyện truyền miệng của người dân tộc Mơ Nâm. Trong đó 3 ngọn thác được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen là thác Pa Sỹ, Đak Ke và Lô Ba . Thác Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất vùng có tên gốc là Pau Suh nghĩa là 3 ngọn suối chụm lại sau này tên được người Kinh đọc lệch đi là Pa Sỹ.

Thác Pa Sỹ (Ảnh: Măng Linh)

Để đến được thác Pa Sỹ du khách phải đi xuyên qua khu rừng dưới hàng cây, từng bước di chuyển trên những bậc thang đá gập ghềnh và có nhiều rong rêu, chính sự hoang sơ đó càng làm du khách ấn tượng về thiên nhiên hoang dã tại nơi đây. Vào mùa mưa phải đặc biệt cẩn thận vì các bậc thang rất trơn trượt, bạn có thể bám vào lan can để bước đi được vững chắc và an toàn. Càng xuống dưới, bạn sẽ thấy thác nước dần hiện ra, nghe tiếng chim rừng ríu rít cùng với âm thanh ầm ào của nước đổ làm bạn có cảm giác hòa trộn vào thiên nhiên và vẻ đẹp uy hùng của núi rừng.

Dòng thác chảy từ trên cao lúc được ví như một dải lụa trắng tinh khôi giữa phông nền xanh của núi rừng đại ngàn, lúc thì được ví như nàng tiên tóc dài giữa núi rừng Măng Đen. Dưới chân thác là một hồ nước trong xanh, sạch, mát. Tại vùng đất Tây Nguyên đại ngàn có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô, thời tiết có chút hanh khô và nắng ấm, nhưng khi xuống thác bạn sẽ cảm thấy không khí đặc biệt trong lành và mát mẻ bên cạnh đó dòng thác đổ từ trên cao xuống xuyên qua ánh nắng tạo thành dải lụa cầu vồng đa sắc vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hoang dã giữa núi rừng cực đẹp. Thác đẹp nhất là vào mùa mưa, nước đổ nhiều hơn, tại thác sẽ có mưa phùn nhẹ kèm theo sương mù làm cho thác Pa Sỹ có một khung cảnh mơ hồ, huyền ảo sẽ tạo cho du khách cảm giác như đến chốn bồng lai tiên cảnh. Để ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ của con thác du khách nên đứng từ cây cầu vắt ngang hồ.

Ngắm trọn vẻ đẹp hùng vỹ của thác Pa Sỹ từ cây cầu vắt ngang hồ (Ảnh: Măng Linh)

Nếu đến thác Pa Sỹ mà không thưởng thức đặc sản ở nơi đây thì vẫn chưa cảm nhận trọn vẹn hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Du khách đến đây hãy chọn cho mình một căn chòi lá ngay bên cạnh thác nước, bạn có thể thưởng thức những đặc sản của Măng Đen, nhâm nhi ly rượu sim rừng thơm mát với ống cơm lam nóng hổi cùng miếng gà đồi chấm muối tiêu rừng lạ vị, ngoài ra du khách còn thưởng thức những món ăn khác như thịt ba chỉ nướng, gỏi hoa chuối rừng, cá tầm Măng Đen,...Những hương vị ẩm thực tự nhiên từ núi rừng cùng hòa quyện với tiếng thác chảy sẽ làm cho bạn cảm giác chạm đến hơi thở của đại ngàn Tây Nguyên.

“ Gà nướng, cơm lam” đặc sản của núi rừng Tây Nguyên (Ảnh: Măng Linh)

Một điểm đến đặc biệt không thể bỏ lỡ khi đến thác Pa Sỹ đó là khu vườn tượng gỗ độc đáo, dưới bàn tay điêu luyện của các người thợ thủ công tài hoa đã cho ra đời những bức tượng gỗ điêu khắc sinh động. Mỗi bức tượng đều có hồn, có sắc thái khác nhau và đều mang mỗi câu chuyện về đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân nơi đây như: tượng mẹ địu con, dệt vải, giã gạo, hút thuốc, uống rượu cần, người chơi nhạc cụ,...bên cạnh tượng người còn có tượng những con vật gần gũi với đời sống như con chó, mèo, heo, khỉ, rắn,... những bức tượng gỗ được điêu khắc khéo léo và sống động sẽ đưa du khách đến gần cũng như hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa các dân tộc tại chỗ ở nơi đây.

Khu Vườn tượng gỗ (Ảnh: Măng Linh)

Nếu có dịp ghé đến Măng Đen, du khách đừng nên bỏ lỡ điểm du lịch đầy hấp dẫn này. Thác Pa Sỹ sẽ là nơi lí tưởng để mọi người có thể nghỉ ngơi thư giãn vào dịp cuối tuần, du khách sẽ có nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ bên cạnh người thân và bạn bè.

Bài: Bảo Hân

Ảnh: Măng Linh

 

ĐIỂM DU LỊCH LIÊN QUAN

Trải nghiệm chèo SUP ở Kon Plông

Đến với Kon Plông, ngoài những cảnh sắc thơ mộng, bình yên, ẩm thực độc đáo, những hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc, du khách còn có cơ hội trải nghiệm chèo SUP để có những kỉ niệm khó quên và bộ ảnh ấn tượng.

Chùm ảnh: Ấn tượng thác Mơ

Suối đá Hòa Bình bắt nguồn từ đỉnh núi thuộc tiểu khu 570, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum. Trên đoạn suối ở thôn 4, xã Hòa Bình có 3 thác nước xinh đẹp, mà người dân địa phương hay gọi là thác Mơ.

Chùm ảnh: Huyền ảo mây Măng Đen

Nằm ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, Măng Đen (Kon Plông) được ví như Đà Lạt thứ hai trên cao nguyên bởi khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh vật hoang sơ, thơ mộng. Măng Đen còn hấp dẫn du khách khám phá, trải nghiệm biển mây huyền ảo vào mỗi buổi bình minh tuyệt đẹp.

Chùm Ảnh: Vẻ Đẹp Thác Đăk Chè

Thác Đăk Chè nằm cạnh đường Hồ Chí Minh, thuộc thôn Măng Khên, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei.