Đảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban NguyễnĐảo hoa ở Kon Trang Long Loi- Tác giả: Ban Nguyễn
Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5Quốc bảo Sâm Ngọc Linh K5
Thác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang VũThác Pa Sỹ- Tác giả: Đào Phúc Quang Vũ
Tiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế ĐứcTiếng vọng- Tác giả: Nguyễn Thế Đức
Lợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn BanLợp mái nhà Rông-Tác giả: Nguyễn Ban
Hoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh TrungHoa mai anh đào khoe sắc- Tác giả: Bùi Thanh Trung
Nét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy ĐằngNét mới trên lòng hồ thủy điện Plei Kroong- Tác giả: Huy Đằng

Về Kon Tum thưởng thức đặc sản dân dã từ lá Mì.


Ngày đăng: 22-07-2021

Kon Tum nổi tiếng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với các công trình kiến trúc độc đáo cùng nền văn hóa các dân tộc đa dạng đậm bản sắc, là điểm đến hấp dẫn không còn xa lạ với các phượt thủ chuyên nghiệp cũng như du khách trong và ngoài nước. Văn hoá ẩm thực nơi đây cũng tạo nên những nét rất riêng, rất khác biệt; khiến ai một lần được trải nghiệm sẽ luôn nhớ mãi. Điểm xuyến trong bức tranh ẩm thực của Kon Tum, không thể không kể đến các món ăn từ "lá mì".

Cây mì hay còn được gọi là cây sắn được biết đến như một nguồn thực phẩm với nhiều món ăn được chế biến từ củ nhưng ít ai biết lá non của cây mì cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon đủ dưỡng chất mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người.

Với người dân Kon Tum, món ăn từ lá mì đã có mặt từ rất lâu lắm rồi, là món ăn thông dụng cực kỳ yêu thích trong những bữa ăn gia đình của các đồng bào dân tộc thiểu số, trong các dịp đãi khách quý và thậm chí cả trong dịp lễ hội lớn, nhỏ của cộng đồng.

Nhưng không phải lá của bất kỳ loại mì (sắn) nào cũng có thể ăn được. Theo kinh nghiệm của bà con các dân tộc thiểu số tại Kon Tum, giống mì có lá ăn được là giống mì gòn (mì ta) cuống và gân lá có màu đỏ, củ khi nấu lên nở bung, bở, bùi rất ngon và một loại mì ko cho củ, chỉ chuyên để ăn lá, có cuống trắng, lá nhỏ, xanh, dài.

Cây mì gòn (ảnh: ML)

Lá mì ngon nhất là khi hái vào lúc sáng sớm và nên chọn hái những lá non gần ngọn, bỏ cuống, đem về rửa sạch rồi vò nát hoặc cho vào cối đá giã đều, vắt cho lá ra bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi nấu.

Tùy khẩu vị và cách ăn của mỗi người mà lá mì cũng có nhiều cách chế biến khác nhau như: lá mì xào, canh cà đắng lá mì, nộm lá mì hoặc lá mì ủ chua dùng nấu như canh chua, cùng với đó nguyên liệu nấu kèm với lá mì cũng rất đa dạng và phong phú.

Nếu muốn thưởng thức món lá mì xào ngon đúng điệu, nguyên liệu nấu kèm không thể thiếu những trái cà đắng nhỏ xinh hay mọc ven đường lên rẫy, vài trái ớt hiểm nhỏ xíu thôi nhưng cay thơm nồng, vài nhánh sả, ít thịt heo, bò hoặc cá khô gác bếp, nếu muốn tăng vị hơn nữa thì có thể cho thêm ít hoa đu đủ đực… Tất cả hòa quyện với nhau tạo thành một món ăn đầy hương vị hấp dẫn. Lá mì thơm, bùi, cà đắng giòn tan nổ lụp bụp trong khoang miệng, thoáng mùi thơm của sả, chút cay của ớt, vị ngọt của thịt, cảm giác đắng nhưng lại không đắng của cà, của hoa đu đủ, ngọt hậu, âm ỷ lan vào cuống họng, cứ thế lan ra khắp người, cực ngon, cực lạ mà cũng cực kỳ thú vị.

Món lá mì, cà bi rừng, hoa đu đủ đực xào với thịt heo (ảnh: ML)

Kế đến là món canh lá mì, cũng với các nguyên liệu như lá mì xào, nhưng sau khi xào sơ qua thì người ta bỏ thêm chút nước xâm xấp và nấu cho đến khi chín, có nhà thì bỏ thêm ít gạo rang đã giã mịn vào tạo thành một món canh ngọt, bùi, thơm, sóng sánh, ăn xong muỗng này lại cứ muốn múc thêm muỗng khác mãi không thôi.

Nếu có dịp đến thăm những ngôi làng của người đồng bào các dân tộc thiểu số tại Kon Tum, sau khi tìm hiểu nét văn hóa, khám phá kiến trúc cũng như các nghề truyền thống thì đừng quên trải nghiệm nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của con người nơi đây, bạn sẽ ngất ngây với những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn như: cơm lam, thịt nướng ống, cá suối, rau rừng… và đặc biệt là các món ăn chế biến từ lá mì kể trên, chắc chắn bạn sẽ để lại trong bạn những cảm giác ấn tượng khó quên. Hãy đến và trải nghiệm!

Bài và ảnh: Măng Linh.

 

ẨM THỰC LIÊN QUAN

Gỏi Lá Kon Tum

Đến với Kon Tum, vùng đất đại ngàn trù phú không thể bỏ lỡ món đặc sản trứ danh “Gỏi Lá” nổi tiếng tại nơi đây. Gỏi lá là một món ăn mang đậm bản chất của núi rừng Tây Nguyên nói chung cũng như Kon Tum nói riêng.

Xôi măng Kon Tum - món ăn lạ làm từ hương vị rất quen

Nếu nhắc đến vùng núi Tây Bắc nổi tiếng với món xôi ngũ sắc làm từ các loại lá rừng thì ở vùng đại ngàn Kon Tum có món xôi măng cá độc đáo, hấp dẫn. Và đúng như tên gọi của nó, xôi bao gồm: xôi nếp dẻo, măng và cá nục kho, đều là những hương vị rất quen thuộc với chúng ta.

Kon Tum mùa măng tới

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rả rích ùa về trên vùng đất Tây nguyên thì cũng là lúc những chồi măng dần dần lấp ló hiện lên trên khắp các sườn đồi nơi có những rừng cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo mọc phổ biến ở vùng đất này. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện và cho ra đời những đụn măng le giòn, ngọt - là món đặc sản ngon nhất chỉ có vào mùa mưa ở Kon Tum.

Các món ăn nhẹ tại Kon Tum

Điểm danh các món ăn nhẹ, ăn sáng, ăn xế tại Kon Tum.